Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7626:2019 (ISO/IEC 15416:2016) như thế nào? Phạm vi áp dụng của TCVN 7626:2019 (ISO/IEC 15416:2016)?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7626:2019 (ISO/IEC 15416:2016) như thế nào? Phạm vi áp dụng của TCVN 7626:2019 (ISO/IEC 15416:2016)?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7626:2019 (ISO/IEC 15416:2016) về Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kĩ thuật đối với kiểm tra chất lượng in mã vạch - Mã vạch một chiều (gọi tắt TCVN 7626:2019) thay thế TCVN 7626:2008.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7626:2019 hoàn toàn tương đương ISO/IEC15416:2016.
TCVN 7626:2019 do Tiểu Ban kĩ thuật Tiêu chuẩn TCVN/JTC1/SC31 "Thu nhận dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Công nghệ mã vạch dựa trên cơ sở công nhận các dấu hiệu được mã hóa dưới dạng vạch và khoảng trống xen kẽ có kích thước xác định theo nguyên tắc chuyển các kí tự thành dạng dấu hiệu gọi là quy định kĩ thuật của mã vạch.
Mã vạch phải được thiết lập sao cho có thể được giải mã một cách tin cậy khi sử dụng, nếu nó đáp ứng mục đích cơ bản là vật mang dữ liệu đọc được bằng máy.
Vì vậy các nhà sản xuất thiết bị mã vạch và người thiết lập/sử dụng mã vạch đòi hỏi phải công bố và có sẵn tiêu chuẩn về thử nghiệm chuẩn cho mục đích đánh giá khách quan chất lượng các mã vạch, làm bằng chứng tham khảo khi triển khai thiết bị cũng như tiêu chuẩn áp dụng hoặc để xác định chất lượng của mã vạch. Các yêu cầu kĩ thuật thử nghiệm này là nền tảng cho việc sử dụng các thiết bị đo lường nhằm mục đích kiểm soát quá trình và bảo đảm chất lượng trong khi thiết lập/chế tạo/sản xuất mã vạch cũng như sử dụng sau này.
Đặc tính của thiết bị kiểm tra mã vạch được quy định tại tiêu chuẩn ISO/IEC 15426-1.
TCVN 7626:2019 cần được sử dụng cùng với quy định kĩ thuật về mã vạch sẽ thử, quy định này cung cấp chi tiết về mã vạch cụ thể cần thiết để áp dụng chúng.
Phương pháp này cung cấp cho nhà sản xuất mã vạch và các bên thương mại một biện pháp chuẩn chung để trao đổi thông tin về chất lượng mã vạch sau in.
Phạm vi áp dụng của TCVN 7626:2019
TCVN 7626:2019 có 3 vấn đề:
- quy định phương pháp luận trong đánh giá các thuộc tính riêng của mã vạch;
- quy định phương pháp định lượng các kết quả đo để đưa ra đánh giá tổng thể về chất lượng của mã vạch;
- cung cấp thông tin về các nguyên nhân sai lệch khỏi mức tối ưu có thể có, nhằm hỗ trợ người sử dụng trong việc áp dụng các biện pháp hiệu chỉnh thích hợp.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại mã vạch mà thuật toán giải mã tham chiếu của nó đã được quy định, và các loại mã vạch đọc bằng phương pháp quét tuyến tính, tuy nhiên có thể áp dụng một phần hoặc toàn bộ cho các loại mã vạch khác.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7626:2019 (ISO/IEC 15416:2016) như thế nào? Phạm vi áp dụng của TCVN 7626:2019 (ISO/IEC 15416:2016)? (Hình từ Internet)
TCVN 7626:2019 thể hiện chữ và kí hiệu viết tắt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 TCVN 7626:2019:
4.1 Chữ viết tắt
EC: Độ tương phản của đường biên (Edge contrast);
ECmin: Giá trị tối thiểu của EC (Minimum value of EC);
ERN: Sự không đồng đều của hệ số phản xạ của phần tử (Element reflectance non-uniformity);
ERNmax: Giá trị cực đại của ERN (Maximum value of ERN);
GT: Ngưỡng tổng quát (Global threshold);
MOD: Biến điệu (Modulation);
PCS: Độ tương phản của bản in (Print contrast signal);
RT: Ngưỡng tham chiếu (Reference threshold);
SC: Độ tương phản của mã vạch (Symbol contrast).
4.2 Kí hiệu
A: Độ rộng trung bình đạt được của phần tử hay tổ hợp các phần tử của một dạng cụ thể;
C: Hằng số hiệu chỉnh lỗi;
e: Độ rộng của vạch hẹp có chiều rộng lớn nhất;
E: Độ rộng của vạch rộng có chiều rộng nhỏ nhất;
ei: Kích thước từ cạnh thứ i đến cạnh tương tự, tính từ cạnh chủ đạo của mã vạch;
F: Yếu tố được sử dụng để làm yếu hiệu ứng về các cấp khuyết tật đạt được từ những thay đổi nhỏ; giữa đỉnh và vùng lõm trong phạm vi một yếu tố;
K: Giá trị nhỏ nhất của khác biệt tuyệt đối giữa giá trị đo và ngưỡng giá trị tham chiếu;
k: Số cặp yếu tố trong một kí tự mã vạch loại (n, k);
M: Độ rộng của yếu tố có độ sai lệch lớn nhất so với A;
m: Số modun trong một kí tự mã vạch;
N: Giá trị trung bình đạt được của tỷ lệ rộng/ hẹp;
n: Số modun trong một kí tự mã vạch loại (n, k);
Rb: Hệ số phản xạ của vạch;
RD: Hệ số phản xạ của vạch tối;
RL: Hệ số phản xạ của vạch sáng;
Rmax: Hệ số phản xạ cực đại;
Rmin: Hệ Số phản xạ cực tiểu;
Rs: Hệ số phản xạ của khoảng trống
RTj: Ngưỡng tham chiếu giữa độ rộng của modun j và (j+1);
S: Tổng độ rộng của một kí tự;
V: Giá trị độ giải mã;
VC: Giá trị độ giải mã của một kí tự mã vạch;
Z: Kích thước trung bình đạt được của vạch hẹp hoặc cỡ môđun, như đo được.
Như vậy, khi xem TCVN 7626:2019 cần lưu ý những chữ và kí hiệu viết tắt như trên để việc xem tiêu chuẩn được thuận tiện.
Phương pháp đo theo TCVN 7626:2019 có những yêu cầu chung nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 TCVN 7626:2019 thì các yêu cầu chung đối với phương pháp đo theo TCVN 7626:2019 như sau:
- Phương pháp đo quy định tại tiêu chuẩn này được thiết lập nhằm đạt sự nhất quán tối đa của phép đo hệ số phản xạ và các phép đo độ rộng của vạch và khoảng trống của mã vạch trên các loại nền khác nhau. Phương pháp này cũng xem xét đến tính tương đồng với các điều kiện gặp phải trong thiết bị quét mã vạch.
- Các phép đo phải được thực hiện với nguồn sáng (như bước sóng ánh sáng đơn) và đường kính lỗ đo thống nhất theo quy định kĩ thuật về ứng dụng hoặc được xác định theo 5.2.1 và 5.2.2. Một lỗ đo tròn được xác định bằng đường kính của nó theo Bảng 1. Các quy định kĩ thuật về ứng dụng có thể xác định các đường kính hay hình dáng lỗ đo khác.
- Khi có thể, phép đo mã vạch phải được thực hiện trên bản cuối cùng, tức là bản in để quét. Nếu không thể thực hiện được, xem Phụ lục C để biết phương pháp được sử dụng để đo hệ số phản xạ trên nền không mờ.
- Phương pháp lấy mẫu phải dựa trên số lượng mẫu có giá trị thống kê trong lô thử. Mức chấp nhận tối thiểu phải được thiết lập trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng mã vạch. Nếu kế hoạch lấy mẫu chưa được thiết lập sẵn trong quy trình bảo đảm chất lượng chính thức hay theo thỏa thuận giữa hai bên, thì kế hoạch lấy mẫu thích hợp có thể lập dựa trên cơ sở quy định của ISO 2859-1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?