Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2020 đại lượng và đơn vị đo ánh sáng và các bức xạ điện từ quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2020 giải thích đại lượng đo ánh sáng và các bức xạ điện từ như thế nào?
- Tên, ký hiệu, định nghĩa và đơn vị của các đại lượng ánh sáng và bức xạ quang học được quy định như thế nào?
- Đại lượng thích nghi trung gian được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2020?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2020 giải thích đại lượng đo ánh sáng và các bức xạ điện từ như thế nào?
Ngay tại lời giới thiệu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2020 đã giải thích đại lượng đo ánh sáng và các bức xạ điện từ như sau:
- Đại lượng đo bức xạ liên quan đến bức xạ nói chung có thể được sử dụng cho toàn bộ dải bức xạ điện từ, trong khi đại lượng trắc quang chỉ liên quan đến ánh sáng nhìn thấy được.
- Trong một vài trường hợp, cùng một ký hiệu được sử dụng cho ba đại lượng tương ứng là đại lượng bức xạ, đại lượng phát sáng và đại lượng photon, trong đó chỉ số dưới “e” để chỉ năng lượng, “v” chỉ sự nhìn thấy còn “p” chỉ đại lượng photon sẽ được thêm vào để tránh nhầm lần giữa các đại lượng nói trên.
Tuy nhiên, đối với bức xạ ion hóa, xemTCVN 7870-10 (ISO 80000-10).
Mặt khác, một số đại lượng đa chiều như cường độ bức xạ , độ rọi năng lượng (x, y), độ trưng , ... là các đại lượng được định nghĩa chặt chẽ là các giá trị của đạo hàm tại một điểm nhất định, hướng nhất định hoặc tại một điểm nhất định và hướng trong không gian. Vì thế, định nghĩa cơ bản nhất theo TCVN 7870-2 (ISO 80000-2) sẽ là, ví dụ trong trường hợp thuật ngữ phức tạp nhất “độ trưng” (mục 7-6.1):
Trong đó đại diện cho thông lượng bức xạ truyền qua diện tích A (x, y) tại một điểm nhất định (xl, yl) và lan truyền theo một hướng nhất định và E là góc giữa vuông góc với diện tích đó tại điểm nhất định và hướng nhất định .
Để dễ sử dụng bảng trong Điều 3, các định nghĩa đơn giản (giống mục 7-6.1 trong trường hợp độ trưng) được sử dụng giả định là các phần đại lượng luôn đẳng hướng, đồng nhất và liên tục. Trong trường hợp này các định nghĩa đã cho tương đương với cách tiếp cận cơ bản nêu trên.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2020 đại lượng và đơn vị đo ánh sáng và các bức xạ điện từ quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tên, ký hiệu, định nghĩa và đơn vị của các đại lượng ánh sáng và bức xạ quang học được quy định như thế nào?
Tên, ký hiệu, định nghĩa và đơn vị của các đại lượng ánh sáng và bức xạ quang học được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2020 như sau:
Xem toàn bộ Đại lượng và đơn vị sử dụng trong ánh sáng và bức xạ quang học trong dải bước sóng xấp xì từ 1 nm đến 1 mm tại đây.
Đại lượng thích nghi trung gian được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2020?
Căn cứ tại Mục 0.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-7:2020 quy định Đại lượng thích nghi trung gian như sau:
Đối với sự nhìn thích nghi trung gian (được cung cấp bời các tế bào hình que và hình nón và sử dụng cho sự nhìn trung gian giữa sự nhìn thích nghi sáng và thích nghi tối), các đại lượng tương ứng được định nghĩa theo cách tương tự như đại lượng thích nghi sáng (mục 7-10 đến 7-18), bằng cách sử dụng các ký hiệu với chỉ số dưới “mes”.
Đối với thuật ngữ “hiệu quả sáng phổ” (mục 7-10.2) các chú thích cần đọc thành:
“Giá trị tiêu chuẩn của hàm hiệu suất sáng phổ của sự nhìn thích nghi trung gian phụ thuộc vào mức thích nghi được sử dụng m và được CIE khuyến nghị lần đầu vào năm 2010. Các giá trị này đã được CIPM chấp nhận".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?