Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9121:2012 về yêu cầu chung đối với trại chăn nuôi gia súc lớn như thế nào?
Yêu cầu về vị trí đối với trại chăn nuôi gia súc lớn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9121:2012 về yêu cầu chung đối với trại chăn nuôi gia súc lớn có nêu rõ yêu cầu về vị trí đối với trại chăn nuôi gia súc lớn như sau:
- Vị trí xây dựng trại giống phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, có nguồn nước sạch đủ cung cấp tối thiểu từ 60 lít đến 80 lít nước uống và từ 100 lít đến 120 lít nước rửa mỗi ngày đối với mỗi con và đảm bảo điều kiện vệ sinh chuồng trại theo quy định.
- Khoảng cách từ trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 200m; cách nhà máy chế biến, giết mổ gia súc, chợ buôn bán gia súc tối thiểu 500m.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9121:2012 về yêu cầu chung đối với trại chăn nuôi gia súc lớn như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về chuồng trại đối với trại chăn nuôi gia súc lớn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9121:2012 về yêu cầu chung đối với trại chăn nuôi gia súc lớn có nêu rõ yêu cầu về chuồng trại đối với trại chăn nuôi gia súc lớn như sau:
Trại chăn nuôi gia súc giống phải có tường hoặc hàng rào bao quanh.
Phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách thăm quan; khu cách ly gia súc ốm; khu tập kết và xử lý chất thải; khu làm việc của cán bộ chuyên môn và các khu phụ trợ khác (nếu có). Khu chăn nuôi cũng cần bố trí chuồng nuôi riêng cho từng nhóm vật nuôi.
Chuồng nuôi cách ly, chuồng nuôi tân đáo phải bố trí cách biệt với khu chăn nuôi.
Cổng ra vào trại chăn nuôi, các khu chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng cho các phương tiện vận chuyển và người ra vào trại, cần có vị trí thuận lợi lên xuống cho xuất nhập gia súc giống.
Chuồng nuôi gia súc phải bố trí hợp lý, có kích thước phù hợp khi gia súc đứng, nằm, khoảng cách giữa các dãy gia súc nằm và đảm bảo an toàn cho gia súc. Diện tích chuồng nuôi trung bình đối với mỗi gia súc tối thiểu từ 4 m2 đến 5 m2 chưa kể diện tích máng ăn, máng uống và hành lang phân phối thức ăn. Diện tích chuồng nuôi cho mỗi gia súc non từ 2 m2 đến 4 m2. Diện tich sân chơi gấp 2 lần diện tích chuồng nuôi.
Nền chuồng phải đàm bảo không trơn trượt và có độ dốc từ 2° đến 3°, thoát nước tốt, tránh đọng nước.
Dóng chuồng phải bằng các vật liệu chắc, nhẵn, không có góc nhọn hoặc cạnh sắc, đảm bảo gia súc không bị tổn thương khi cọ sát vào dóng chuồng.
Mái chuồng cao, thoáng có khả năng chống nóng, không bị dột.
Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác.
Các thiết bị dùng trong chăn nuôi, máng ăn, máng uống phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa.
Các dụng cụ khác trong chuồng trại: xe đẩy thức ăn, xẻng, xô phải đảm bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.
Các kho: thức ăn, thuốc thú y, hóa chất và thuốc sát trùng, thiết bị... phải được thiết kế đảm bảo an toàn, thông thoáng, tránh ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
Yêu cầu về vệ sinh thú y đối với trại chăn nuôi gia súc lớn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9121 : 2012 về yêu cầu chung đối với trại chăn nuôi gia súc lớn có nêu rõ yêu cầu về vệ sinh thú y đối với trại chăn nuôi gia súc lớn như sau:
- Sát trùng tại cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi và chuồng nuôi theo quy định hiện hành.
- Tất cả các phương tiện vận chuyển, người khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua khu vực khử trùng.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng.
- Không vận chuyển gia súc, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện, phải thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển trước và sau khi vận chuyển.
- Phải thưc hiện chế độ vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, vệ sinh máng ăn, máng uống, thu gom chất thải hàng ngày.
- Thực hiện các quy định về tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho đàn gia súc giống theo quy định hiện hành.
- Cách ly và điều trị kịp thời các gia súc ốm
Yêu cầu về xử lý chất thải đối với trại chăn nuôi gia súc lớn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9121 : 2012 về yêu cầu chung đối với trại chăn nuôi gia súc lớn có nêu rõ yêu cầu về xử lý chất thải đối với trại chăn nuôi gia súc lớn như sau:
- Trại chăn nuôi gia súc giống cần có phải có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo đạt các chỉ tiêu về môi trường theo quy định hiện hành.
- Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày vào hố ủ có mái che và xử lý theo quy định hiện hành.
- Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng, phải được xử lý bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Khí thải được xử lý theo quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?