Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9162:2012 về Công trình thủy lợi - Đường thi công - Yêu cầu thiết kế như thế nào?
Phạm vi điều chỉnh của TCVN 9162:2012 ra sao?
Theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9162:2012 thì phạm vị điều chỉnh của TCVN 9162:2012 như sau:
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế các tuyến đường bộ và công trình trên đường bộ dành cho các loại xe ô tô và xe máy bánh lốp khác để thi công xây dựng công trình.
Đường thi công xây dựng công trình nếu kết hợp làm đường giao thông hay làm đường quản lý công trình đó, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn này còn phải tuân theo TCVN 4054 : 2005.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9162:2012 về Công trình thủy lợi - Đường thi công - Yêu cầu thiết kế như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật chung của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9162:2012 về Công trình thủy lợi - Đường thi công - Yêu cầu thiết kế như thế nào?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9162:2012 có nêu rõ yêu cầu chung của công trình thủy lợi - Đường thi công - Yêu cầu thiết kế như sau:
- Phân cấp đường thi công
+ Cấp đường thi công công trình thủy lợi, thủy điện phụ thuộc vào cường độ vận chuyển, lấy theo khối lượng vận chuyển trung bình tháng trong thời kỳ thi công có cường độ thi công lớn nhất trong tổng tiến độ thi công công trình thủy lợi đã được duyệt và thời gian sử dụng của tuyến đường.
+ Trong tiêu chuẩn này, đường thi công khi không có yêu cầu kết hợp làm đường giao thông hoặc đường quản lý công trình thủy lợi, có thời hạn sử dụng từ 1 năm đến 5 năm, được chia làm bốn cấp (cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV) quy định ở bảng 1.
Bảng 1 – Phân cấp thiết kế đường thi công
Cấp đường | Cường độ vận chuyển 103 tấn/tháng |
I | > 100 |
II | Từ 25 đến 100 |
III | Từ 8 đến 25 |
IV | < 8 |
+ Đường thi công có yêu cầu kết hợp làm đường giao thông hoặc đường quản lý công trình thì cấp thiết kế đường lấy theo quy định trong TCVN 4054 : 2005.
+ Cấp thiết kế đường thi công quy định trong bảng 1 được xem xét tăng lên một cấp hoặc giảm xuống một cấp trong các trường hợp sau:
++ Nếu thời gian sử dụng của tuyến đường dưới một năm thì giảm xuống một cấp nhưng không nhỏ hơn cấp IV;
++ Cho phép tăng lên một cấp (trừ đường thi công cấp I) nếu thời gian sử dụng của tuyến đường trên 5 năm.
+ Đường thi công của các công trình thủy lợi, thủy điện cấp đặc biệt, khi thấy cần thiết có thể áp dụng tiêu chuẩn thiết kế riêng.
+ Việc xác định cấp công trình đường thi công quy định từ 4.1.2 đến 4.1.5 do tư vấn thiết kế đề xuất, được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
- Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu khi thiết kế đường thi công xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện quy định ở bảng 2.
Bảng 2 – Các chỉ tiêu kỹ thuật chính của đường thi công
+ Nếu đường thi công có kết hợp làm đường giao thông hoặc làm đường quản lý công trình sau khi thi công xong, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chung của đường thi công còn phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật cũng như các chỉ tiêu thiết kế công trình giao thông đường bộ phù hợp với cấp thiết kế công trình giao thông. Tuỳ điều kiện cụ thể của từng công trình và yêu cầu của chủ đầu tư, có thể chia thiết kế và thi công kết cấu mặt đường thành hai giai đoạn: giai đoạn phục vụ thi công và giai đoạn phục vụ giao thông hoặc phục vụ quản lý.
+ Chiều rộng mặt đường và nền đường được thiết kế với loại xe có kích thước lớn nhất có số lượng không ít hơn 10 % của tổng số xe các loại chạy trên tuyến đường đó.
+ Đường vận chuyển vữa bê tông bằng ô tô tự đổ (loại xe không tự trộn trên đường) phải đảm bảo độ dốc không lớn hơn 6 %, tốc độ xe chạy không lớn hơn 10 km/h.
+ Khi sử dụng xe máy thi công có tốc độ vượt quá tốc độ thiết kế quy định cho từng cấp đường, có thể nâng cấp đường cho phù hợp với từng loại xe máy, nhưng phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật chắc chắn và được cấp có thẩm quyền chấp nhận.
+ Đường cấp I và cấp II có cường độ thi công cao (mật độ xe lưu thông lớn), tốc độ trên 40 km/h trở lên, nếu điều kiện địa hình cho phép nên thiết kế đường vòng kín một làn xe (chiều đi và chiều về riêng). Các tiêu chuẩn kỹ thuật được chọn cho đường cấp I và cấp II quy định ở bảng 2, riêng chiều rộng mặt đường phụ thuộc vào chiều rộng xe lấy theo quy định ở bảng 3.
Bảng 3 - Chiều rộng mặt đường thi công chạy một chiều
Quy định chung về thiết kế cường độ và chiều dày mặt đường thi công như thế nào?
Tại Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9162:2012 có nêu rõ quy định chung về thiết kế cường độ và chiều dày mặt đường thi công như sau:
- Các quy định trong phụ lục này dùng để thiết kế các loại kết cấu mặt đường mềm của đường thi công công trình thủy lợi, không áp dụng đối với mặt đường bê tông xi măng hoặc đất gia cố chất liên kết vô cơ (với xi măng).
- Mặt của đường thi công chủ yếu là mặt đường mềm được cấu tạo bằng một lớp vật liệu hay nhiều lớp vật liệu có sức chịu uốn nhỏ và ứng lực giảm dần từ trên xuống dưới. Mặt đường cấu tạo nhiều lớp có thể bao gồm các tầng, các lớp sau:
+ Lớp hao mòn: lớp trên cùng trực tiếp chịu lực tác động của bánh xe chạy lên và tác động của các yếu tố thiên nhiên (mưa, nắng, ẩm ướt…). Lớp này phải định kỳ phôi phục lại trong quá trình khai thác;
+ Tầng mặt: tầng chịu tác động trực tiếp của các lực do xe chạy gây ra (lực thẳng đứng, lực tiếp tuyến, lực xung kích). Tầng này có thể gồm một hay hai lớp vật liệu;
+ Tầng móng: nằm ở dưới tầng mặt, cùng với tầng mặt chịu tác động của xe máy gây ra và truyền một phần lực xuống lớp đệm hay xuống nền đường;
+ Lớp đệm: nằm trực tiếp trên nền đất có tác dụng truyền một phần lực của xe máy xuống nền đất, ngăn ngừa hiện tượng đất nền chui vào tầng móng. Lớp này cũng có tác dụng nâng cao ổn định của nền đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?