Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 về tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà, các chỉ số diện tích và không gian ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 về tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà, các chỉ số diện tích và không gian ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 9836:2011
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 339 : 2005 (ISO 9836 :1992) theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 và điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 về tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà, các chỉ số diện tích và không gian ra sao? (Hình từ internet)
Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012, phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 gồm có như sau:
Tiêu chuẩn đưa ra các định nghĩa và phương pháp tính các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích.
Để đo diện tích bề mặt, tiêu chuẩn này sử dụng ba khái niệm về sự đo lường:
- Khái niệm kích thước thông thủy và kích thước phủ bì được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới;
- Phương pháp đo theo trục tim tường sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới;
- Sự thay đổi của những phương pháp này tuân theo một số luật lệ quốc gia nhất định hoặc cho loại công trình đặc biệt.
Các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích định nghĩa trong tiêu chuẩn này được sử dụng trong thực tế để làm cơ sở cho việc đo các thông số khác nhau của tính năng công trình xây dựng, hoặc như một công cụ trợ giúp cho thiết kế. Nói cách khác, các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích được sử dụng để đánh giá cho các chỉ tiêu về chức năng, kỹ thuật và kinh tế.
Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thực hiện:
- Lập yêu cầu kỹ thuật cho các tính năng hình học của một tòa nhà và các không gian của nó (ví dụ: để thiết kế, lập các thủ tục mua bán… hoặc trong các luật lệ xây dựng khác khi phù hợp);
- Lập hồ sơ kỹ thuật có liên quan tới tính năng của tòa nhà, do người thiết kế, các nhà thầu và các nhà sản xuất lập ra;
- Tổng diện tích sàn không đảm bảo cho sự bố trí một không gian làm việc riêng biệt, đồ đạc nội thất, thiết bị hoặc khoảng lưu thông;
- Đánh giá, so sánh hoặc kiểm tra các đặc tính của tòa nhà có liên quan tới khả năng hình học.
Mặc dù vậy với những khái niệm đã nêu ở trên, sự thay đổi về phương pháp đo diện tích ở trên thế giới thường phụ thuộc vào từng quốc gia hoặc loại công trình. Trong thực tế không nhất thiết sử dụng tất cả phương pháp đo bởi vì không có khả năng xác định được các diện tích thực (ví dụ như phương pháp đo theo trục tim tường). Tiêu chuẩn này chỉ quy định duy nhất một phương pháp đo thường được sử dụng trong thực tế.
Nguyên tắc tính toán tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5.2.1 Mục 5.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012, nguyên tắc tính toán tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà như sau:
- Tổng diện tích của tòa nhà là khối tích tính từ các mặt giới hạn phía ngoài. Việc phân biệt các loại tổng khối tích được quy định như sau:
+ Tổng khối tích của tòa nhà hoặc các phần của tòa nhà được bao quanh và che phủ ở mọi phía, phù hợp với quy định tại 5.1.3.1 a) (xem 5.2.2);
+ Tổng khối tích của các phần trong tòa nhà không được bao quanh mọi phía đến hết chiều cao, nhưng được che phủ và phù hợp với quy định tại 5.1.3.1 b) (xem 5.2.3);
+ Tổng khối tích của tòa nhà hoặc các phần của tòa nhà được bao quanh bằng các bộ phận (ví dụ như tường chắn mái, vỉa tường, lan can) nhưng không được che phủ và phù hợp với quy định tại 5.1.3.1 c) (xem 5.2.4).
- Khối tích thực của tòa nhà là khối tích tình từ các mặt giới hạn phía trong. Việc phân biệt các loại khối tích thực được quy định như sau:
+ Khối tích thực phía trên diện tích sàn thực (5.1.5)
++ Khối tích thực của tất cả các tầng;
++ Khối tích thực của các tầng nằm dưới mặt đất;
++ Khối tích thực của các tầng chưa hoàn thiện.
+ Khối tích thực phía trên diện tích sản thông thủy (5.1.4);
+ Khối tích thực phía trên diện tích sử dụng (5.1.7);
+ Khối tích thực phía trên diện tích kỹ thuật (5.1.8);
+ Khối tích thực phía trên diện tích giao thông (xem 5.1.9).
Các loại khối tích thực nói trên có thể được phân biệt theo quy định tại 5.2.1.1 a), b) và c).
- Đơn vị của khối tích là m3, lấy đến hai chữ số thập phân.
- Cơ sở cho việc tính toán khối tích là diện tích các bề mặt được xác định phù hợp với quy định tại 5.1 và các chiều cao của các bề mặt đó (chẳng hạn như chiều cao nhà, chiều cao tầng, chiều cao phòng, chiều cao của các bộ phận bao quanh sàn).
Khi tòa nhà hoặc các phần của tòa nhà được giới hạn bởi các mặt không theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng, thì khối tích sẽ được tính toán theo các công thức thích hợp.
- Diện tích các chỗ lõm và chỗ nhô ra vì các mục đích kết cấu và thẩm mỹ, các loại hình và các bộ phận công trình phụ khác (ví dụ: thang ngoài nhà, đường dốc ngoài nhà, mái đua, tấm chắn nắng ngang, mái treo, hệ thống ống khói, trang thiết bị đường phố, v.v…), đều không được tính là khối tích thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?