Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 yêu cầu nội dung bản phương án kỹ thuật khoan thăm dò địa chất công trình như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 yêu cầu nội dung bản phương án kỹ thuật khoan thăm dò địa chất công trình như thế nào?
- Công việc chuẩn bị trước khoan theo yêu cầu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 về khoan thăm dò địa chất công trình bao gồm những công việc nào?
- Công tác khoan thăm dò địa chất công trình cho một công trình bao gồm những bước nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 yêu cầu nội dung bản phương án kỹ thuật khoan thăm dò địa chất công trình như thế nào?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 về khoan thăm dò địa chất công trình yêu cầu bản phương án kỹ thuật khoan thăm dò địa chất công trình (gọi tắt là phương án khoan) cần nêu những nội dung cụ thể sau đây:
- Bình đồ bố trí mạng lưới lỗ khoan. Số liệu và tọa độ của từng lỗ khoan;
- Độ sâu dự kiến của lỗ khoan (ở nơi mặt đất có thể biến động phải ghi cao độ đáy lỗ khoan thiết kế) quy định về các trường hợp cho phép ngừng khoan sớm hoặc phải khoan sâu hơn;
- Đường kính nhỏ nhất của đáy lỗ khoan.
- Góc xiên của lỗ khoan.
- Các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt về việc theo dõi địa tầng, theo dõi mực nước trong lỗ khoan, yêu cầu và cách thức lấy mẫu, các thí nghiệm và quan trắc trong lỗ khoan, việc lấp lỗ khoan, và các hướng dẫn để thực hiện các yêu cầu đó;
- Các tài liệu và các loại mẫu cần giao nộp;
- Thời hạn hoàn thành.
Chú thích: Trong phương án kỹ thuật chỉ nêu các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt chưa được đề cập đến trong quy trình này và những yêu cầu kỹ thuật mới được thực hiện lần đầu đối với đơn vị khoan.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 yêu cầu nội dung bản phương án kỹ thuật khoan thăm dò ĐCCT như thế nào? (Hình từ Internet)
Công việc chuẩn bị trước khoan theo yêu cầu Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 về khoan thăm dò địa chất công trình bao gồm những công việc nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 về khoan thăm dò địa chất công trình yêu cầu công việc chuẩn bị trước khoan như sau:
* Công tác chuẩn bị trước khi khoan phải được thực hiện theo các nội dung và trình tự sau đây:
- Tổ chức lực lượng sản xuất, điều động nhân lực theo yêu cầu mới.
- Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thiết bị, dụng cụ, vật liệu khoan trước khi đưa ra hiện trường.
- Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký các phương tiện an toàn lao động theo luật an toàn lao động.
- Giải quyết các thủ tục để triển khai công tác ở hiện trường.
- Tổ chức vận chuyển công nhân và thiết bị đến hiện trường.
- Thực hiện các công tác chuẩn bị ở hiện trường.
* Tất cả các thiết bị, dụng cụ, vật liệu khoan đều phải được kiểm tra về quy cách và phẩm chất. Máy khoan, máy phát lực, máy bơm và các thiết bị khoan khác phải đồng bộ. Các loại ống chống, ống mẫu, ống mùn khoan, cần khoan... phải đảm bảo quy cách về độ cong, độ mòn, độ vặn ren theo yêu cầu.
* Khi vận chuyển thiết bị, dụng cụ vật liệu khoan cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Chọn phương tiện vận chuyển thích hợp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị đặt trên phương tiện vận chuyển. Thiết bị vận chuyển phải được chằng buộc cố định để chống bị xô trượt, lật đổ;
- Các bộ phận thiết bị, dụng cụ và vật liệu dễ bị hư hỏng rơi vãi phải được bao bọc, bảo vệ cẩn thận. Đối với các loại cần khoan phải lắp đầu bảo vệ. Máy móc phải được đặt ở tư thế đứng, ở vị trí như khi làm việc;
- Đối với các bộ phận thiết bị quá khổ như phao khoan, tháp khoan, ống chống v.v… khi vận chuyển phải xin giấy phép và có hiệu báo “Hàng quá khổ”.
* Khi xếp dở thiết bị, dụng cụ, vật liệu khoan cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Cầm quăng, ném, thả rơi tự do bất kỳ loại thiết bị dụng cụ nào.
- Phải chọn dây và đòn khiêng đủ độ bền.
- Phải buộc nút đúng kiểu và chắc chắn. Phải đặt dây hoặc móc dây ở vị trí cân bằng của vật liệu khiêng. Không được buộc dây vào những bộ phận dễ bị hư hỏng của thiết bị.
* Các công tác chuẩn bị ở hiện trường bao gồm việc xác định vị trí và cao độ lỗ khoan, san nền, chuẩn bị phương tiện nổi, được làm theo quy định trong Điều 6 đến Điều 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 về khoan thăm dò địa chất công trình.
Công tác khoan thăm dò địa chất công trình cho một công trình bao gồm những bước nào?
Theo khoản 4.1 Điều 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 về khoan thăm dò địa chất công trình quy công tác khoan thăm dò ĐCCT cho một công trình bao gồm các bước chính sau đây:
- Tiếp nhận nhiệm vụ, lập phương án kỹ thuật khoan và lập kế hoạch triển khai công tác khoan;
- Tiến hành các công tác chuẩn bị trước khi khoan;
- Xác định vị trí và cao độ miệng lỗ khoan;
- Làm nền khoan và lắp ráp thiết bị khoan, chạy thử máy;
- Tiến hành công tác khoan thăm dò, thu thập các tài liệu địa chất và các loại mẫu, làm các thí nghiệm trong lỗ khoan và các quan trắc cần thiết trong lỗ khoan.
- Chuyển giao các loại mẫu đến nơi quy định;
- Kết thúc lỗ khoan, lấp lỗ khoan, thu dọn hiện trường, di chuyển sang lỗ khoan mới;
- Lập hồ sơ, hoàn chỉnh tài liệu khoan thăm dò của công trình;
- Tổ chức nghiệm thu công tác thăm dò ngoài hiện trường;
Chú thích: Các bước công tác trên tiến hành xen kẽ một cách hợp lý để hoàn thành công tác khoan thăm dò một cách nhanh nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?