Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 6507-1:2019 yêu cầu trong việc lấy mẫu kiểm tra vi sinh vật trong các thực phẩm hoặc trong thức ăn chăn nuôi?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 6507-1:2019 yêu cầu trong việc lấy mẫu kiểm tra vi sinh vật trong các thực phẩm hoặc trong thức ăn chăn nuôi ra sao?
- Yêu cầu trong việc chuẩn bị mẫu thử kiểm tra vi sinh vật đối với sản phẩm đông lạnh như thế nào?
- Yêu cầu trong việc chuẩn bị mẫu thử kiểm tra vi sinh vật đối với sản phẩm cứng và khô như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 6507-1:2019 yêu cầu trong việc lấy mẫu kiểm tra vi sinh vật trong các thực phẩm hoặc trong thức ăn chăn nuôi ra sao?
Tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 6507-1:2019 yêu cầu về cách tiền hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn cụ thể tương ứng với các thực phẩm trong thức ăn chăn nuôi.
Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn cụ thể tương ứng với sản phẩm hoặc xem TCVN 11923 (ISO/TS 17728). Nếu không có các hướng dẫn lấy mẫu cụ thể thì các bên liên quan tự thỏa thuận về vấn đề này.
Một số hướng dẫn có trong các phần khác của TCVN 6507 (ISO 6887) về việc lấy mẫu cụ thể đối với các sản phẩm nhất định [xem ví dụ trong TCVN 6507-3 (ISO 6887-3)].
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 6507-1:2019 yêu cầu trong việc lấy mẫu kiểm tra vi sinh vật trong các thực phẩm hoặc trong thức ăn chăn nuôi? (Hình từ Internet)
Yêu cầu trong việc chuẩn bị mẫu thử kiểm tra vi sinh vật đối với sản phẩm đông lạnh như thế nào?
Tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 6507-1:2019 yêu cầu chuẩn bị mẫu thử kiểm tra vi sinh vật đối với sản phầm đông lạnh như sau:
* Yêu cầu chung
Sản phẩm đông lạnh được xem xét như sau:
- Các mẫu phòng thử nghiệm nhỏ có thể được rã đông trước khi thử nghiệm
- Các tảng hoặc khối lớn để lấy ra mẫu phòng thử nghiệm hoặc phần mẫu thử mà không cần rã đông.
* Các mẫu nhỏ được rã đông trước khi thử nghiệm
Các mẫu này bao gồm các sản phẩm của tất cả các loại được bao gói sẵn dùng để bán lẻ (thường dưới 2 kg), bao gồm các miếng cắt và các phần của thịt, cá, rau, món tráng miệng và các sản phẩm nhiều thành phần đã được chế biến.
Các sản phẩm ở trên dạng đông lạnh được bảo quản và gửi đến phòng thử nghiệm cần phải ổn định, cho phép lấy mẫu trong bao bì gốc. Điều này có thể đạt được bằng cách để mẫu ở 18 °C đến 27 °C (nhiệt độ môi trường phòng thử nghiệm) trong tối đa 3 h, hoặc ở 5 °C ± 3 °C tối đa 24 h. Để các mẫu rã đông trên các khay riêng biệt (6.8) để tránh nhiễm chéo từ chất lỏng rã đông rò rỉ qua bao bì.
Các mẫu phải được thử nghiệm càng nhanh càng tốt ngay sau khi lấy phần mẫu thử, thậm chí khi sản phẩm vẫn còn đông lạnh một phần, vì việc thêm dịch pha loãng ở nhiệt độ phòng thử nghiệm sẽ dễ dàng cho quá trình rã đông hoàn toàn.
Không nên rã đông trong nồi cách thủy có kiểm soát nhiệt độ hoặc dưới vòi nước lạnh vì điều này có thể dẫn đến nhiễm bẩn mẫu nếu bao bì không kín nước hoàn toàn.
* Các miếng hoặc khối lớn được lấy mẫu trong khi đông lạnh
- Yêu cầu chung
Các mẫu này bao gồm các miếng hoặc khối lớn của các sản phẩm đông lạnh (thường trên 2 kg), bao gồm cả thân thịt và khối cá đông lạnh.
Dùng dao hoặc kéo (6.9) tách mẫu ra khỏi bao gói và đặt mẫu lên khay (6.8) với mặt phẳng hướng lên trên.
Có ba lựa chọn để lấy mẫu phụ thuộc vào mục đích thử nghiệm và yêu cầu của khách hàng. Nếu chưa biết yêu cầu lấy mẫu hoặc chưa được quy định thì các bên có liên quan tự thỏa thuận về vấn đề này.
- Tổng lượng mẫu (bề mặt và mẫu sâu)
Sử dụng máy khoan điện (6.11.1) có mũi khoan (6.11.2) thích hợp hoặc dụng cụ bất kỳ khác (6.11.4) hoặc máy khoan cầm tay (6.11.1) khoan các lỗ tại các điểm xác định (xem Phụ lục B). Cài đặt tốc độ của máy khoan hoặc thiết bị khác không quá 900 r/min để tránh làm nóng chảy hoặc phân tán các miếng khoan.
Sử dụng thìa vô trùng (6.9), thu lấy các mảnh mẫu khoan cho vào hộp đựng hoặc túi chất dẻo (6.13) đã cản bì, được sử dụng để đồng nhất. Nếu khối lượng lớn hơn 50 g, trộn đều các mảnh khoan trong vật chứa hoặc túi chất dẻo khác để cung cấp mẫu thử, sau đó lấy ra phần mẫu thử đồng nhất cuối cùng đề thử nghiệm.
Toàn bộ hoạt động lấy mẫu không được làm tăng đáng kể nhiệt độ của mẫu để không làm ảnh hưởng bất kỳ vi sinh vật nào có mặt.
- Chỉ lấy mẫu sâu
Sử dụng đục gỗ và búa (6.11.3), bỏ đi lớp bề mặt dày 2 mm đến 3 mm khỏi vùng diện tích khoảng 6 cm x 6 cm.
Đốt vùng tiếp xúc bằng dụng cụ đốt mẫu bề mặt (6.11.5) cho đến khi bề mặt cháy hoàn toàn. Sau đó tiến hành theo 8.2.3.2, khoan các lỗ trên vùng đã cháy mà không sâu quá bề mặt dưới của khối.
- Chỉ lấy mẫu bề mặt
Khử trùng khuôn lấy mẫu (6.11.6) và đục gỗ (6.11.3) bằng cách nhúng trong cồn 70 % (thể tích) và đốt trên ngọn lửa. Trong khi khuôn mẫu vẫn còn nóng, áp lên bề mặt của sản phẩm đông lạnh.
Sử dụng đục gỗ và búa vô trùng (6.11.3), lấy lớp trên của sản phẩm đến độ sâu từ 2 mm đến 3 mm. Thu lấy các miếng và cho vào hộp đựng hoặc túi bằng chất dẻo (6.13.) đã cân bì được sử dụng để đồng nhất.
Yêu cầu trong việc chuẩn bị mẫu thử kiểm tra vi sinh vật đối với sản phẩm cứng và khô như thế nào?
Tại tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 6507-1:2019 yêu cầu chuẩn bị mẫu thử kiểm tra vi sinh vật đối với sản phầm cứng và khô như sau:
- Sản phẩm cứng và khô
Đồng hóa các sản phẩm cứng hoặc khô trong bộ đồng hóa quay không quá 2,5 min để tránh tăng nhiệt quá mức.
Đối với một số sản phẩm cứng và khô, có thể cần phải băm hoặc nghiền mẫu phòng thử nghiệm. Trong trường hợp này, để tránh tăng nhiệt quá mức, không nghiền hoặc xay quá 1 min.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?