Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 về phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt trong thang máy thủy lực thế nào?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 về phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt trong thang máy thuỷ lực thế nào?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 quy định phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt cho thang máy dẫn động thủy lực qui định trong TCVN 6396: 1998.
- Phương pháp thử qui định trong tiêu chuẩn này áp dụng đối với các thang máy thuỷ lực trong các trường hợp sau:
+ Sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng;
+ Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa trung tu và đại tu;
+ Sau khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
+ Hết hạn giấy phép sử dụng;
+ Theo yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn lao động.
- Trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa quy định trong TCVN 6396: 1998
- Kiểm tra tổng thể và sự đồng bộ của thang sau khi lắp đặt được thực hiện bằng cách so sánh sự phù hợp của thiết bị với các quy định thiết kế, các hồ sơ kỹ thuật, các chứng chỉ do nhà sản xuất cung cấp (phụ lục A).
- Các thiết bị và dụng cụ kiểm tra và thử nghiệm phải được kiểm chuẩn và có độ chính xác phù hợp với quy định của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Việc kiểm tra và thử nghiệm thang máy thuỷ lực chỉ được tiến hành khi khả năng chịu lực của kết cấu xây dựng phù hợp với quy định của nhà thiết kế và khi thang ở trạng thái sẵn sàng hoạt động tại nơi lắp đặt thang.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 về phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt trong thang máy thuỷ lực thế nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt trong thang máy thuỷ lực thế nào?
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 nêu rõ phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt trong thang máy thuỷ lực như sau:
- Kiểm tra kết cấu xây dựng, kích thước, độ chính xác kích thước hình học theo hồ sơ kỹ thuật do nhà chế tạo cung cấp đối với các đối tượng sau:
+ Giếng thang;
+ Buồng máy, buồng puly (nếu có);
+ Cửa tầng, cửa cabin, khe hở giữa các cánh cửa và giữa các cánh cửa với khuôn cửa;
+ Sàn và nóc cabin;
+ Các khoảng cách an toàn;
+ Sai lệch dừng tầng;
+ Cáp và cáp bù;
+ Đường kính puly.
- Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ, kết cấu và bố trí hợp lý và khả năng làm việc an toàn của các thiết bị và cơ cấu sau:
+ Trạng thái đóng mở cửa, khả năng chống kẹt cửa cabin và cửa tầng, thiết bị báo động, thiết bị cứu hộ và chiếu sáng;
+Các thiết bị khoá;
+ Kết cấu treo và dẫn hướng cửa;
+ Kết cấu tay vịn, kết cấu treo, cửa sập cứu hộ, thiết bị điều khiển trên nóc cabin;
+ Kết cấu đối trọng và kết cấu treo đối trọng (nếu có);
+ Kết cấu và khả năng điều chỉnh của kẹp ray, khoảng cách tối đa giữa các kẹp ray so với thiết kế;
+ Hệ thống thông gió;
+Lối lên xuống, độ sạch sẽ khô ráo của giếng thang;
+ Hệ thống phanh, hệ thống cứu hộ, bộ chống đảo pha, hệ thống bảo vệ các bộ phận quay;
+ Các công tắc chính, công tắc cực hạn;
+ Phương thức phát động bộ hãm bảo hiểm.
- Đo và kiểm tra các yêu cầu của hệ thống điện, vận tốc định mức, nhiệt độ buồng máy:
+ Điện áp, cường độ dòng điện;
+ Dây dẫn, bố trí và lắp đặt dây dẫn;
+ Điện trở cách điện, điện trở mối nối;
+ áp suất toàn tải; van hạn áp;
+ Vận tốc định mức;
+ Hạn chế thời gian chạy động cơ;
+ Hệ chiếu sáng;
+ Nhiệt độ.
- Kiểm tra hệ thống điện an toàn theo Phụ lục B kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001.
Danh mục kiểm tra về thiết bị an toun gồm những gì?
Tại Phụ lục B kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 nêu rõ danh mục kiểm tra về thiết bị an toun như sau:
Điều khoản TCVN 6396-1998 | Nội dung kiểm tra |
4.2.2.2 | Kiểm tra trạng thái đóng của các cửa kiểm tra, cứu hộ và cửa sập kiểm tra |
4.6.2.7 | Thiết bị dừng trong hố thang |
5.4.5 | Thiết bị dừng trong buồng puly |
6.6.4 | Kiểm tra khoá cửa tầng |
6.6.6.1 | Kiểm tra trạng thái đóng của cửa tầng |
6.6.6.5 | Kiểm tra trạng thái đóng của các cửa không khoá và cửa lùa nhiều cánh |
7.5.11.1 | Kiểm tra trạng thái đóng của cửa cabin |
7.6.3.5 | Kiểm tra khoá cửa sập cứu hộ và cửa cứu hộ trong cabin |
7.7.6 | Thiết bị dừng trên nóc cabin |
7.10.3.3 | Kiểm tra độ dãn tương đối bất thường của cáp hoặc xích (nếu dùng 2 cáp hoặc 2 xích) |
7.9.3.3 | Kiểm tra độ căng của cáp trong bộ hãm bảo hiểm |
9.2.2.7 | Kiểm tra hoạt động của bộ hãm bảo hiểm |
9.4.1.11 | Kiểm tra hoạt động của bộ khống chế vượt tốc |
9.4.1.12 | Kiểm tra sự phục hồi của bộ khống chế vượt tốc |
9.4.1.13 | Kiểm tra độ căng của cáp bộ khống chế vượt tốc |
9.6.7.4.c) | Kiểm tra độ phục hồi của giảm chấn |
11.8.3.2.2b) | Kiểm tra độ căng của thiết bị truyền tín hiệu vị trí cabin với thang dẫn động trực tiếp |
11.8.3.2.3b) | Kiểm tra độ căng trong thiết bị truyền tín hiệu vị trí cabin cho thang dẫn động gián tiếp |
11.8.3.3.1 | Kiểm tra công tắc cực hạn |
10.6 | Kiểm tra khoá cửa cabin |
10.10.3 | Chống chùng cáp (xích) |
11.4.2 | Kiểm tra công tắc chính |
11.8.1.2.a)2 | Kiểm tra về việc điều chỉnh và điều chỉnh lại tầng |
11.8.1.2.a)3 | Kiểm tra độ căng của thiết bị truyền tín hiệu vị trí cabin (khi điều chỉnh và điều chỉnh lại tầng) |
11.8.1.3.3.c) | Hạn chế chuyển động của cabin khi xếp dỡ hàng trên bệ |
11.8.1.5i) | Thiết bị dừng cho thao tác kiểm tra |
11.8.6 | Hệ thống báo quá tải |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?