Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 yêu cầu các yếu tố thiết yếu đối với khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại như thế nào?
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 yêu cầu các yếu tố thiết yếu đối với khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại như thế nào?
- Việc áp dụng của khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 ra sao?
- Sự khác biệt giữa khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại và một vùng không nhiễm dịch hại theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 như thế nào?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 yêu cầu các yếu tố thiết yếu đối với khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại như thế nào?
Tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 yêu cầu các yếu tố thiết yếu đối với khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại
Khả năng đảm bảo cho một khu vực hoặc một địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại phụ thuộc vào:
- đặc điểm dịch hại;
- đặc điểm của khu vực hoặc địa điểm không nhiễm dịch hại;
- năng lực hoạt động của nhà sản xuất.
- yêu cầu và trách nhiệm của NPPO.
* Đặc điểm của dịch hại
Một khu vực hoặc một địa điểm sản xuất có thể được công bố không nhiễm một loài dịch hại cụ thể ở mức độ giám sát đầy đủ nếu đặc điểm của dịch hại là phù hợp cho công bố này. Đặc điểm phù hợp có thể bao gồm:
- sự lan rộng tự nhiên của dịch hại (hoặc môi giới của nó) chậm và có khoảng cách ngắn;
- khả năng lan rộng nhân tạo của dịch hại bị hạn chế;
- dịch hại có phổ ký chủ hẹp;
- dịch hại có khả năng sống sót tương đối thấp từ vụ trước;
- dịch hại có khả năng sinh sản trung bình và thấp;
- có sẵn các phương pháp phát hiện dịch hại thích hợp, có thể kiểm tra bằng cảm quan hoặc bằng phân tích giám định ngoài đồng ruộng hay trong phòng thì nghiệm vào mùa vụ thích hợp;
- các yếu tố sinh học của dịch hại (ví dụ: tiềm ẩn bệnh) và việc quản lý khu vực sản xuất không ngăn cản việc phát hiện dịch hại;
- có sẵn các biện pháp thực tiễn và hiệu quả đối với việc kiểm soát và quản lý dịch hại là một thuận lợi trong việc thiết lập và duy trì một khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại.
* Đặc điểm của khu vực hoặc địa điểm sản xuất
Định nghĩa cơ bản của “khu vực sản xuất” phải được thỏa mãn (nghĩa là: hoạt động như một đơn vị trang trại hoặc sản xuất độc lập). Tùy thuộc vào dịch hại cần quan tâm và điều kiện vùng, khu vực sản xuất và địa điểm sản xuất cũng như vùng đệm cũng có thể yêu cầu một số đặc điểm bổ sung sau đây:
- vị trí ở một khoảng cách an toàn từ nguồn nhiễm dịch hại có thể, với sự cách ly phù hợp (vận dụng lợi thế của các đặc điểm tự nhiên mà có thể tác động như rào cản đối với sự di chuyển của dịch hại);
- giới hạn rõ ràng với các ranh giới được công nhận chính thức;
- tiếp cận vùng đệm (nếu phù hợp);
- không có ký chủ của dịch hại trong khu vực hoặc địa điểm sản xuất trừ việc đáp ứng các điều kiện cho xuất khẩu;
- không có ký chủ của dịch hại trong vùng đệm (nếu thích hợp) hoặc sự kiểm soát đầy đủ đối với dịch hại trên các ký chủ này.
* Năng lực hoạt động của người sản xuất
Người sản xuất phải có năng lực hoạt động, kỹ thuật và quản lý nhất định và được NPPO công nhận có đủ năng lực để ngăn chặn dịch hại xâm nhập vào khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất và duy trì tình trạng không nhiễm dịch hại bằng việc áp dụng các biện pháp KDTV thích hợp. Người sản xuất hoặc NPPO cũng phải có khả năng áp dụng các biện pháp KDTV phù hợp trong vùng đệm, nếu cần.
* Yêu cầu và trách nhiệm của NPPO
NPPO cần xác định những yêu cầu cụ thể mà người sản xuất phải đáp ứng để khai báo một khu vực sản xuất hoặc một địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại, đưa ra mức độ yêu cầu giám sát KDTV. NPPO chịu trách nhiệm điều tra, kiểm tra và cùng các tổ chức khác xác minh tình trạng không nhiễm dịch hại. Đối với bất kỳ ký chủ và dịch hại xác định nào thì hệ thống quản lý yêu cầu phải được phổ cập rộng rãi và được sử dụng ở mỗi quốc gia. Ở những nơi phù hợp, NPPO có thể đào tạo hệ thống quản lý này. NPPO phải kiểm tra các quy định của nước nhập khẩu và/ hoặc xây dựng các điều kiện song phương để đảm bảo việc tuân thủ có thể thực hiện được.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 yêu cầu các yếu tố thiết yếu đối với khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng của khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 ra sao?
Tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 quy định việc áp dụng của khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại
Một “khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại” là “khu vực sản xuất được chứng minh bằng chứng cứ khoa học về sự không có mặt của một dịch hại cụ thể và ở đó các điều kiện này sẽ được duy trì cho một giai đoạn xác định”.
Việc áp dụng này cung cấp điều kiện cho nước xuất khẩu nếu nước nhập khẩu yêu cầu, đảm bảo rằng chuyến hàng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc các vật thể thuộc diện KDTV khác được sản xuất và/ hoặc vận chuyển từ nơi không nhiễm dịch hại cần quan tâm, bởi vì dịch hại được chứng minh không có mặt ở khu vực đó trong một khoảng thời gian liên quan.
Tình trạng không nhiễm dịch hại được thiết lập bằng cách điều tra và/ hoặc kiểm tra mùa vụ gieo trồng và cần được duy trì bằng các hệ thống khác để ngăn chặn sự xâm nhập của dịch hại vào khu vực sản xuất. Các hoạt động được minh chứng bằng tài liệu phù hợp.
Tùy thuộc vào dịch hại cần quan tâm, điều kiện từng vùng và mức nguy cơ có thể chấp nhận đối với nước nhập khẩu, một mức độ giám sát đầy đủ có thể đạt được bởi mức độ khác nhau của các biện pháp, hàng loạt các biện pháp từ việc kiểm tra mùa vụ gieo trồng trong năm xuất khẩu cho tới hệ thống điều tra phức tạp và các quy trình hỗ trợ được duy trì qua nhiều năm.
Khái niệm khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại có thể được áp dụng đối với cơ sở sản xuất hoặc nhiều cánh đồng được coi như một đơn vị sản xuất độc lập. Người sản xuất áp dụng các biện pháp yêu cầu đối với toàn bộ khu vực sản xuất.
Nơi mà một phần xác định của khu vực sản xuất có thể được quản lý như một đơn vị riêng rẽ trong một khu vực sản xuất, việc quản lý này có thể được duy trì địa điểm không nhiễm dịch hại. Trong những trường hợp như vậy, khu vực sản xuất được xem xét bao gồm địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại.
Ở nơi mà đặc điểm sinh học của dịch hại khiến chúng có khả năng xâm nhập vào khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất từ các vùng lân cận thì cần phải xác định một vùng đệm xung quanh khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất và ở đó các biện pháp KDTV phù hợp được áp dụng. Phạm vi của vùng đệm và tính chất của các biện pháp KDTV sẽ phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của dịch hại và đặc điểm thực tế của khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất.
Sự khác biệt giữa khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại và một vùng không nhiễm dịch hại theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 như thế nào?
Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7669 : 2007 quy định về sự khác biệt giữa khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại và một vùng không nhiễm dịch hại như sau:
Khái niệm khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại khác với khái niệm vùng không nhiễm dịch hại (xem TCVN 7515:2005). Vùng không nhiễm dịch hại có mục đích giống như khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại nhưng được thực hiện theo phương thức khác nhau. Mọi sự khác biệt giữa khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại và vùng không nhiễm dịch hại có thể áp dụng tương tự đối với địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại.
Vùng không nhiễm dịch hại rộng hơn nhiều so với khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại. Vùng bao gồm nhiều khu vực sản xuất và có thể là cả một quốc gia hoặc các phần lãnh thổ của nhiều quốc gia. Vùng không nhiễm dịch hại có thể được cách ly bằng rào cản tự nhiên hoặc một vùng đệm rộng lớn thích hợp. Khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại có thể nằm trong một vùng mà ở đó dịch hại cần quan tâm phổ biến và bị cách ly, nếu cần có thể tạo một vùng đệm tại vùng phụ cận liền kề.
Vùng không nhiễm dịch hại thường được duy trì nhiều năm liên tục, trừ khi tình trạng của một khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại chỉ được duy trì một hoặc vài vụ gieo trồng. Vùng không nhiễm dịch hại được NPPO của nước xuất khẩu quản lý. Khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại phải do người sản xuất quản lý một cách riêng rẽ dưới sự giám sát và trách nhiệm của NPPO.
Nếu dịch hại bị phát hiện trong một vùng không nhiễm dịch hại thì tình trạng của toàn bộ vùng cần phải xem xét. Nếu dịch hại bị phát hiện trong một khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại thì nơi đó không còn là khu vực không nhiễm dịch hại, tuy nhiên những khu vực sản xuất khác trong vùng đang áp dụng cùng hệ thống không bị ảnh hưởng trực tiếp.
Những khác biệt này có thể không áp dụng thường xuyên trong những trường hợp cụ thể. Khu vực sản xuất nằm trong vùng không nhiễm dịch hại có thể đáp ứng quy định nhưng nước nhập khẩu vẫn có thể đòi hỏi xác minh những yêu cầu đối với khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại.
Việc lựa chọn khu vực sản xuất hoặc vùng không nhiễm dịch hại như một giải pháp quản lý sẽ phụ thuộc vào sự phân bố thực tế của dịch hại cần quan tâm tại nước xuất khẩu, đặc điểm của dịch hại và sự xem xét hành chính.
Cả hai hệ thống có thể tạo ra sự giám sát đầy đủ về KDTV: việc giám sát chủ yếu của vùng không nhiễm dịch hại nằm trong việc áp dụng các biện pháp thông thường đối với một vùng có nhiều khu vực sản xuất; việc giám sát chủ yếu của khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại nảy sinh từ thực tế mà các quy trình quản lý, điều tra, kiểm tra được áp dụng một cách cụ thể và đầy đủ đối với các khu vực không nhiễm dịch hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?