Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 về Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài ra sao?

Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 về Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài ra sao? Câu hỏi của anh N.H từ Khánh Hòa.

Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 về Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài ra sao?

Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 quy định các yêu cầu bắt buộc hoặc khuyến khích áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng và nâng cấp các hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và công trình bên ngoài) của các đô thị, khu dân cư tập trung và khu công nghiệp.

Ghi chú:

Khi thiết kế các hệ thống thoát nước còn phải tuân theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn liên quan khác đã được Nhà nước ban hành.

Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 về Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài ra sao?

Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 về Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài ra sao? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 có những quy định chung nào?

Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 có những quy định chung sau:

- Khi thiết kế hệ thống thoát nước việc lựa chọn sơ đồ thoát và các giải pháp cơ bản phải phù hợp với Quy hoạch xây dựng của các đô thị, khu dân cư tập trung và khu công nghiệp.

- Khi lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước phải đánh giá kinh tế, kỹ thuật, mức độ đảm bảo vệ sinh của các công trình thoát nước hiện có và khả năng tiếp tục sử dụng chúng.

- Khi thiết kế thoát nước cho các điểm dân cư, cho phép sử dụng các kiểu hệ thống thoát nước: chung, riêng một nửa, riêng hoàn toàn hoặc hệ thống hỗn hợp tuỳ theo địa hình, điều kiện khí hậu, yêu cầu vệ sinh của công trình thoát nước hiện có, trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

- Đối với hệ thống thoát nước mưa, nếu điều kiện cho phép có thể sử dụng hệ thống mương máng hở và phải chú ý xử lý phần nước mưa bị nhiễm bẩn.

- Hệ thống thoát nước của các xí nghiệp công nghiệp thường thiết kế theo kiểu riêng hoàn toàn, nhưng trong các trường hợp cụ thể có thể kết hợp thu gom toàn bộ hoặc một phần nước thải sản xuất với nước thải sinh hoạt.

- Khi thiết kế thoát nước cho các cơ sở công nghiệp cần xem xét:

+ Khả năng thu hồi các chất quý có trong nước thải sản xuất.

+ Khả năng giảm lượng nước thải sản xuất xả ra môi trường bên ngoài bằng cách áp dụng quá trình công nghệ hợp lí, sử dụng hệ thống cấp nước tuần hoàn toàn bộ, một phần hoặc lấy nước thải của phân xưởng này để sử dụng cho phân xưởng khác.

Ghi chú:

Chỉ cho phép sử dụng nước thải sinh hoạt đã được xử lý và khử trùng để cấp nước cho sản xuất.

- Nước đã sử dụng qua quá trình sản xuất nếu không bị nhiễm bẩn cần nghiên cứu để sử dụng lại. Khi không thể sử dụng lại thì cho phép xả vào nguồn tiếp nhận hoặc vào hệ thống thoát nước mưa.

- Việc xả nước thải sản xuất vào hệ thống thoát nước và công trình xử lý nước thải đô thị cần phải căn cứ vào thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống thoát nước và yêu cầu vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.

Trong trường hợp này, nước thải sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Không ảnh hưởng xấu tới sự hoạt động của đường cống thoát nước và công trình xử lý nước thải.

+ Có nồng độ chất lơ lửng và chất nổi không quá 500 mg/l.

+ Không chứa các chất có khả năng phá hủy vật liệu, dính bám lên thành ống hoặc làm tắc cống thoát nước và các công trình khác của hệ thống thoát nước.

+ Không chứa các chất dễ cháy (dầu, xăng …) và các chất khí hòa tan có thể tạo thành hỗn hợp nổ trong đường ống hoặc công trình thoát nước.

+ Không chứa các chất độc có nồng độ ảnh hưởng xấu tới quá trình xử lý sinh học hoặc tới việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.

Ghi chú:

Nếu nước thải sản xuất không đảm bảo các yêu cầu nói trên phải xử lý sơ bộ tại chỗ. Mức độ xử lý sơ bộ cần phải được chấp nhận của cơ quan quản lý môi trường và đơn vị thoát nước địa phương.

- Khi nối đường cống thoát nước thải của các cơ sở sản xuất vào mạng lưới của đô thị thì từng cơ sở phải có cống xả và giếng kiểm tra riêng, đặt ngoài phạm vi cơ sở.

Ghi chú:

Cho phép đặt cống dẫn chung nước thải sản xuất các nhà máy, xí nghiệp sau giếng kiểm tra của từng cơ sở.

- Nước thải có chứa các chất độc hại và vi trùng gây dịch bệnh trước khi xả vào mạng lưới thoát nước của đô thị hoặc khu dân cư phải được khử độc và khử trùng.

- Không cho phép xả nhiều loại nước thải vào cùng một mạng lưới thoát nước, nếu như việc trộn các loại nước thải với nhau có thể tạo thành các chất độc, khí nổ hoặc các chất không tan với số lượng lớn.

- Không được xả nước thải sản xuất có nồng độ chất ô nhiễm cao tập trung thành từng đợt. Trường hợp khối lượng và thành phần nước thải thay đổi quá lớn trong ngày cần phải thiết kế bể điều hòa.

- Ngoài việc tuân thủ các quy định nêu trong tiêu chuẩn này, sơ đồ công nghệ và phương pháp xử lý, các thông số để tính toán công trình xử lý và bùn cặn nước thải sản xuất còn cần phải dựa theo các quy định, các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các xí nghiệp công nghiệp tương ứng, các tài liệu của cơ quan nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm quản lý các công trình tương tự.

- Mức độ xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận được xác định bằng tính toán trên cơ sở đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định của các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và được cơ quan quản lý môi trường chấp thuận.

- Các công trình xử lý nước thải của cơ sở công nghiệp nên bố trí trong phạm vi đất đai của cơ sở đó.

- Khoảng cách vệ sinh từ các công trình xử lý và trạm bơm nước thải tới ranh giới xây dựng nhà ở công cộng và các xí nghiệp thực phẩm (có xét tới khả năng phát triển của các đối tượng đó) được quy định như sau:

+ Đối với các công trình xử lý và trạm bơm nước thải sinh hoạt lấy theo bảng 2-1

+ Đối với các công trình xử lý và trạm bơm nước thải sản xuất không nằm trong địa giới của xí nghiệp, nếu được bơm và xử lý hoặc kết hợp bơm và xử lý cùng với nước thải sinh hoạt thì lấy theo tiêu chuẩn vệ sinh quy định khi thiết kế các công trình vệ sinh theo các tiêu chuẩn thiết kế các xí nghiệp công nghiệp do Nhà nước hay các Bộ chủ quản ban hành, nhưng không thấp hơn các quy định trong bảng 2-1.

- Không được xả nước mưa trong các trường hợp sau:

+ Trực tiếp vào các khu vực dùng làm bãi tắm.

+ Vào các khu vực trũng không có khả năng tự thoát nước và dễ tạo thành đầm lầy.

+ Vào khu vực xói mòn, nếu thiết kế không có biện pháp gia cố bờ.

- Phải xét tới khả năng đưa công trình vào từng giai đoạn xây dựng và trường hợp cần thiết vận hành toàn bộ công trình cũng như khả năng phát triển trong tương lai khi vượt quá công suất tính toán của công trình.

Ghi chú:

Việc đưa công trình vào sử dụng theo từng giai đoạn xây dựng hay vận hành toàn bộ phải xuất phát từ điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.

- Các giải pháp kỹ thuật cơ bản được thiết kế phải dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án đề xuất. Phương án được chọn là phương án kinh tế và đảm bảo khả năng thực hiện một cách thuận lợi.

Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCXDVN 51:2008 hướng dẫn tính toán thủy lực hệ thống thoát nước mưa ra sao?

Tại Mục 3.12 TCXDVN 51:2008 tính toán thủy lực hệ thống thoát nước mưa nói chung được thực hiện theo hai bước:

- Bước 1: Xác định sơ bộ kích thước công trình (bằng phương pháp cường độ giới hạn hoặc phương pháp Rational).

- Bước 2: Kiểm tra kết quả tính toán ở bước 1 bằng mô hình thủy lực, nếu xét thấy cần thiết thì điều chỉnh kết quả tính ở bước 1.

Tính toán hệ thống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn phải tuân theo các quy định từ mục 3.13 đến 3.18 TCXDVN 51:2008.

Hệ thống thoát nước
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống thoát nước
4,546 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống thoát nước Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống thoát nước Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào