Tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền và có phải đi tù hay không?

"Cho tôi hỏi tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có bị xử phạt như thế nào? Tiêu thụ tài sản đó bị đi tù bao nhiêu năm?" Câu hỏi của bạn Hưng đến từ Long An.

Tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có như sau:

"2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

Do đó, người tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có còn phải chịu các hình phạt bổ sung và khắc phục hậu quả theo quy định.

Tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có bị xử phạt như thế nào? Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị đi tù bao nhiêu năm?

Tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền và có phải đi tù hay không? (Hình từ internet)

Tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có bị đi tù bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

"1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Hành vi tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có có các yêu tố cấu thành tội phạm như sau:

Khách thể: xấm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, đồng thời gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Khách quan: hành vi không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có.

Chủ thể: chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ quan: thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Do đó, tiêu thụ tài sản người khác phạm tội có được có thể đi tù đến 15 năm và bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

Tài sản do người khác phạm tội mà có là gì?

Căn cThông tư liên tịch 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC gải thích:

- Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

- “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.

- Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.

- Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.

Tài sản do người khác phạm tội Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản do người khác phạm tội:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền và có phải đi tù hay không?
Pháp luật
Người mua lại tài sản bỏ quên của người khác có bị truy cứu về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản do người khác phạm tội
51,894 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản do người khác phạm tội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản do người khác phạm tội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào