Tiktoker review 'dìm hàng' các quán ăn liệu có vi phạm pháp luật? Cố tình review sai sự thật bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi việc các Tiktoker review các quán ăn hiện nay có vi phạm pháp luật không? Review sai sự thật bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của bạn Thu Trang đến từ Hà Nội.

Tiktoker review "dìm hàng" các quán ăn liệu có vi phạm pháp luật?

Hiện nay đang nổi lên các tiktoker chuyên đến các quán ăn để review. Hành vi này đã gây ra những ý kiến trái chiều.

Có người phản đối vì tùy khẩu vị mỗi người nên không thể chỉ dựa theo khẩu vị của các tiktoker mà đánh giá chất lượng các món ăn. Cũng có nhiều người đồng tình vì nhờ thế khách hàng có thể lựa chọn nơi phục vụ tốt nhất.

Hiện nay pháp luật chưa có quy định nào cấm các hành vi đánh giá hay chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Bởi đây là quyền tự do ngôn luận của công dân được Hiến pháp ghi nhận.

Các TikToker cũng là khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đó.

Căn cứ khoản 4 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định người tiêu dùng có quyền góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Đồng thời, người tiêu dùng cũng có nghĩa vụ thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Do đó, review quán ăn không phải là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu cố tình review sai sự thật, gây thiệt hại cho các chủ nhà hàng, quán ăn thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Tiktoker review các quán ăn liệu có vi phạm pháp luật? Cố tình review sai sự thật bị xử lý như thế nào?

Tiktoker review "dìm hàng" các quán ăn liệu có vi phạm pháp luật? Cố tình review sai sự thật bị xử lý như thế nào? (Hình từ internet)

Tiktoker cố tình review sai sự thật bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng trong đó có hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Hành vi cố tình review sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau:

- Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 99.

Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 100.

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

+ Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 101.

Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Do đó, tùy vào mức độ, việc review sai sự thật sẽ bị xử lý với các mức phạt tương ứng như trên.

Các quán ăn đồng loạt treo ảnh các tiktoker với dòng chữ "không tiếp các khách này" liệu có vi phạm pháp luật?

Hiện nay, việc các chủ quán từ chối và không tiếp các khách này là quyền của họ. Không có quy định nào cấm các quán ăn không được từ chối khách.

Tuy nhiên, việc treo hoặc dán hình ảnh của người khác là đang vi phạm đến quyền hình ảnh.

Căn cứ Điều 32 Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền nhân thân với hình ảnh của mình, và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Ngoài ra quán ăn có hành vi "phân biệt đối xử với khách du lịch" thì có thể bị phạt theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Phân biệt đối xử với khách du lịch.

Như vậy, quán ăn phân biệt đối xử với khách du lịch sẽ bị xử phạt đến 3.000.000 đồng.

Đăng thông tin sai sự thật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người sửa bill từ thiện đăng lên mạng xã hội có bị phạt tiền không? Người sửa bill từ thiện đăng lên mạng xã hội có bị đi tù không?
Pháp luật
Đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến vàng trên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền? Biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm là gì?
Pháp luật
Đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác có bị phạt tù không?
Pháp luật
Mức phạt và thời hiệu xử phạt đối với đăng thông tin không đúng sự thật nhưng không đăng cải chính trên báo chí quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiktoker review 'dìm hàng' các quán ăn liệu có vi phạm pháp luật? Cố tình review sai sự thật bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Đăng thông tin sai sự thật người khác chết trên các trang truyền thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Phóng viên đưa thông tin sai sự thật lên truyền hình sẽ bị xử phạt như thế nào? Có được bồi thường thiệt hại khi bị đăng tải thông tin sai sự thật không?
Pháp luật
Có bắt buộc xóa bỏ thông tin sai sự thật trên không gian mạng hay không? Đăng thông tin sai sự thật trên không gian mạng bị xử lý thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng thông tin sai sự thật
3,713 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng thông tin sai sự thật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng thông tin sai sự thật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào