Tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên theo Nghị định 151 như thế nào?
Tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên theo Nghị định 151 như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên như sau:
(1) Tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên bao gồm:
- Đối với đèn phát tín hiệu ưu tiên, tín hiệu được sử dụng: đèn nhấp nháy màu đỏ, đèn nhấp nháy màu xanh, đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ theo yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP;
- Đối với còi phát tín hiệu ưu tiên, tín hiệu được sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP;
- Đối với cờ hiệu ưu tiên, yêu cầu kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP.
(2) Tín hiệu được sử dụng đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên:
- Tín hiệu xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy bao gồm: tín hiệu đèn nhấp nháy màu đỏ, tín hiệu còi ưu tiên;
- Tín hiệu xe của lực lượng quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp bao gồm: tín hiệu đèn nhấp nháy màu đỏ, tín hiệu còi ưu tiên, cờ hiệu quân sự;
- Tín hiệu xe của lực lượng công an, xe của lực lượng kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp bao gồm: tín hiệu đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ, tín hiệu còi ưu tiên;
- Tín hiệu xe Cảnh sát giao thông dẫn đường bao gồm: tín hiệu đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ, tín hiệu còi ưu tiên, cờ hiệu công an;
- Tín hiệu xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu bao gồm: tín hiệu đèn; nhấp nháy màu đỏ, tín hiệu còi ưu tiên;
- Tín hiệu xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật: tín hiệu đèn nhấp nháy màu xanh.
Tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên theo Nghị định 151 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên như sau:
- Thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên bao gồm: đèn phát tín hiệu ưu tiên, còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên.
- Lắp đặt thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên:
+ Xe ô tô: đèn phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt trên nóc xe; còi phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt ở trong xe hoặc trên nóc xe; cờ hiệu ưu tiên lắp đặt ở đầu xe phía bên trái của người lái xe;
+ Xe mô tô: đèn phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt ở thanh chống đổ; còi phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt ở phía trước đầu xe; cờ hiệu ưu tiên lắp đặt ở đầu xe, phía bên trái của người lái xe;
+ Đối với xe của lực lượng công an, xe của lực lượng kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường khi lắp đặt đèn phát tín hiệu ưu tiên thì phần đèn phát sáng màu đỏ ở phía bên trái, phần đèn phát sáng màu xanh ở phía bên phải của người lái xe.
- Quản lý thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên:
+ Xe ưu tiên khi lắp đặt thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên phải có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên trên các loại xe quy định tại Điều 18 Nghị định 151/2024/NĐ-CP.
- Hoạt động kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Quy định xe nào được lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về xe được lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên như sau:
(1) Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy.
(2) Xe của lực lượng quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp bao gồm: xe quân sự đi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hoả tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn; xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thực hiện hoạt động điều tra khác, áp giải bị can, bị cáo, phạm nhân; tham gia phòng, chống khủng bố.
(3) Xe của lực lượng công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp bao gồm: xe Cảnh sát giao thông đi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, chỉ huy, điều khiển, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; xe đi làm nhiệm vụ cảnh vệ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ; xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thực hiện hoạt động điều tra khác, áp giải bị can, bị cáo, phạm nhân; xe thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc; xe đi làm nhiệm vụ chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng; xe đi làm nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, giải cứu con tin.
(4) Xe của lực lượng kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp bao gồm: xe đi làm nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thực hiện hoạt động điều tra khác.
(5) Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường.
(6) Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu.
(7) Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh.
(8) Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật bao gồm: xe phục vụ Ban chỉ đạo, xe phục vụ các lực lượng chức năng được huy động tham gia thực hiện nhiệm vụ khi tình trạng khẩn cấp được ban bố.
Lưu ý: Nghị định 151/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh? 06 nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh?
- Cơ quan quản lý xác thực điện tử có được phép khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản không?
- Doanh nghiệp có được đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ không?
- Ai được ủy quyền khiếu nại? Ủy quyền khiếu nại sẽ được thực hiện trong trường hợp như thế nào?
- Phóng viên hạng ba cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào để có thể được xét lên phóng viên hạng hai?