Tin mới nhất về tăng lương hưu từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương? Tăng lương hưu cho đối tượng nào?
Tăng lương hưu khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024?
Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ hai năm 2023, để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng 2024.
Qua thảo luận nhiều chiều đã thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6% để trình cấp thẩm quyền, từ đó ban hành Nghị định để thực hiện.
Theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị quyết 01/NQ-CP 2024, Chính phủ giao Bộ Lao động thương binh và xã hội chủ trì thực hiện, trong tháng 5/2024 phải hoàn thành Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, khi tăng lương tối thiểu vùng, lương của người lao động tham gia BHXH có thể tăng. Điều này dẫn đến mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người đó cũng sẽ tăng.
Vì mức lương hưu được tính từ mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tỷ lệ hưởng lương hưu. Nên, nếu quy định về tỷ lệ hưởng lương hưu không thay đổi, khi mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tăng, mức lương hưu cũng sẽ tăng.
Như vậy, khi tăng lương tối thiểu vùng lên 6%, người tham gia BHXH cũng sẽ được tăng lương hưu khi mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động tăng.
Tin mới nhất về tăng lương hưu từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương? Tăng lương hưu cho đối tượng nào? (Hình từ internet)
Tăng lương hưu 15% khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024 thì từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo đó, tại Nghị quyết 104/2023/QH15 có đề cập về việc thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Như vậy, có thể thấy, từ 01/7/2024, việc tăng lương hưu sẽ được thực hiện cùng với cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018.
Thông tin thêm về tăng lương hưu 15% từ ngày 1/7/2024:
Tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, diễn ra sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.
Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất lương hưu phải tăng 15%
Theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH thì ít nhất ương hưu tăng 15%
Tuy nhiên, để xác định lương hưu tăng bao nhiêu phần trăm năm 2024 còn phải chờ có văn bản quy định chi tiết của Chính phủ.
Tăng lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024?
Tại phiên họp thứ 31, chiều 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có đưa ra quan điểm như sau:
"Quan điểm của chúng tôi, việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vấn đề thời sự là mức tăng lương hưu, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng:
- Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường. Với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024...
- Nhóm thứ hai, với nhóm những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024, nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
- Nhóm thứ ba, với nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, Bộ trưởng cho biết, sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.
Theo đó, dự kiến từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tăng lương đối với 3 đối tượng nêu trên. Việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
>>> Xem thêm Bảng lương công chức, viên chức mới nhất Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?