Tin mới nhất về tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học? Mức tăng phụ cấp là bao nhiêu?
Tin mới nhất về tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học? Mức tăng phụ cấp là bao nhiêu?
Ngành Giáo dục có số lượng người hưởng lương, công chức, viên chức rất lớn, chiếm hơn 70% tổng số công chức, viên chức cả nước. Mỗi chính sách điều chỉnh, dù nhỏ, cũng cần tính toán các nguồn lực, điều kiện.
Bộ Giáo dục đã nhiều lần làm việc với Bộ Nội vụ để thống nhất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.
Cùng nhìn lại những lần dự thảo, thông tin tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục
(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo.
Tại dự thảo này Tải, Bộ giáo dục đề xuất áp dụng 8 mức phụ cấp giáo viên bao gồm:
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh).
- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên ở đồng bằng, thành phố, thị xã; cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường cao đẳng quy định tại mục 2.1); các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên tại:
+ Các xã khu vực II thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Các khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thời gian hưởng 03 năm kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường tiểu học ở các xã khu vực I, khu vực II thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Mức 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường tiểu học khu vực còn lại.
- Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
- Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Bộ GD&ĐT nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50% lên mức 70%. Giáo viên mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%.
(2) Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ thống nhất tăng phụ cấp giáo viên
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại phiên toàn thế lần thứ 5 giữa Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội chiều ngày 27/5/2023.
Bộ GD&ĐT đã nhiều lần làm việc với Bộ Nội vụ và trong phạm vi điều kiện có thể, hai bên đã thống nhất theo hướng tăng phụ cấp ưu đãi cho bậc mầm non lên 10%, bậc tiểu học là 5%.
Hiện tại, phương án tăng phụ cấp ưu đãi cho bậc giáo dục mầm non và bậc giáo dục tiểu học đang chờ Bộ Tài chính xem xét và cho ý kiến.
(3) Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thông tin trong buổi gặp gỡ "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục".
Theo thông tin tại Cổng thông tin của Bộ Giáo dục, trong buổi gặp gỡ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã đề cập như sau:
Hiện nay, Chính phủ giao các bộ ngành, cân nhắc khả năng để nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học. Bước đầu Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ có sự thống nhất dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi lên 10% với giáo viên mầm non và 5% đối với giáo viên tiểu học.
Tin mới nhất về tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học? Mức tăng phụ cấp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo mới nhất năm 2023 như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về cách tính mức phụ cấp dành cho các giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi. |
Điều kiện để được áp dụng phụ cấp ưu đãi nhà giáo là gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC (sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT) quy định điều kiện để được hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo như sau:
- Đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi.
- Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo
- Ngoài ra, không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
+ Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
+ Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?