Tin vui: Lương hưu của người lao động sẽ cao hơn từ 01/7/2022 khi mức lương tối thiểu vùng tăng?
- Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng cho người lao động khi lương tối thiểu vùng tăng?
- Mức hưởng lưu hưu hằng tháng của người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thay đổi như thế nào từ 01/7/2022?
- Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ thay đổi như thế nào khi lương tối thiểu vùng tăng?
Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng cho người lao động khi lương tối thiểu vùng tăng?
Theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức đóng BHXH bắt buộc như sau:
“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
…
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.”
Như vậy, theo quy định, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Do đó khi lương tối thiểu vùng tăng từ 01/7/2022, phải tăng mức đóng BHXH bắt buộc hằng tháng đối với những doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng. Những trường hợp áp dụng mức lương cao hơn 7% mức lương tối thiểu vùng cho người lao động đã qua đào tạo nghề, người có bằng đại học, cao đẳng, trung cấp thì mức đóng bảo hiểm vẫn sẽ cao hơn so với người lao động bình thường.
Lương tối thiểu vùng tăng làm thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội giúp lương hưu của người lao động cao hơn từ 01/7/2022?
Mức hưởng lưu hưu hằng tháng của người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thay đổi như thế nào từ 01/7/2022?
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.”
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ thay đổi như thế nào khi lương tối thiểu vùng tăng?
Căn cứ Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hằng tháng như sau:
“Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.”
Như vậy, có thể thấy dù đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện thì mức lương hưu hằng tháng cũng đều được tính bằng mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, khi lương tối thiểu vùng tăng kéo theo mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng tăng sẽ làm tăng mức hưởng lương hưu hằng tháng cho người lao động sau này. Ngoài ra những quyền lợi hay chế độ bảo hiểm xã hội khác của người lao động cũng sẽ thay đổi theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?