Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Được và mất những gì sau 6 năm thực hiện?
- Đánh giá về việc triển khai tổ chức thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Các biện pháp khắc phục hạn chế trong việc thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Tổ chức thực hiện việc triển khai các biện pháp khắc phục hạn chế tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Xem xét Tờ trình 138-TTr/BTCTW năm 2021 của Ban Tổ chức Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 28-KL/TW năm 2022 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có các nội dung chính như sau:
Đánh giá về việc triển khai tổ chức thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tập trung, thống nhất, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm của các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, Nghị quyết số 39-NQ/TW đã được triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên; đã phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện Nghị quyết. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở từng bước đổi mới, kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; tinh giản biên chế đạt kết quả rõ nét, tổng số biên chế tính đến ngày 30/6/2021 giảm 20% so với biên chế được giao năm 2015, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được nâng cao chất lượng và cơ cấu lại theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, trình độ đào tạo, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm; công tác tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm... cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đổi mới.
- Tuy nhiên, việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW vẫn còn một số hạn chế; chỉ tiêu giảm đồng đều 10% biên chế cho tất cả các cơ quan, đơn vị chưa thực sự phù hợp khi bổ sung, tăng thêm chức năng, nhiệm vụ mới với một số ngành, cơ quan, đơn vị; nhìn chung biên chế chủ yếu giảm cơ học, chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chưa tương xứng với đầu tư cho hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin; một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đạt mục tiêu tinh giản biên chế, có nơi giao biên chế không đúng thẩm quyền; số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế sự nghiệp công rất lớn, nhất là ngành Giáo dục nhưng chậm ban hành các quy định, chính sách phù hợp để tinh giản biên chế; xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công còn chậm, hiệu quả chưa cao; kết quả xây dựng vị trí việc làm còn chưa đồng bộ; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức, cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chưa được rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời,...
Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - được và mất những gì sau 6 năm thực hiện?
Các biện pháp khắc phục hạn chế trong việc thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Để khắc phục những hạn chế trên nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
- Tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý biên chế theo hướng tăng cường phân cấp, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cấp, từng ngành, từng địa phương.
- Thực hiện tinh giản biên chế có trọng tâm, trọng điểm, không cào bằng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị. Tiếp tục tinh giản biên chế đối với các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 39-NQ/TW. Giai đoạn 2022 - 2026 cơ bản không tăng biên chế cán bộ, công chức và thực hiện giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; chỉ được tăng biên chế cán bộ, công chức khi thành lập tổ chức mới hoặc tổ chức, cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ. Gắn tinh giản biên chế với đổi mới tổ chức bộ máy, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút người có đức, có tài vào làm việc trong hệ thống chính trị.
Chấm dứt việc giao biên chế không đúng thẩm quyền, tự giao biên chế vượt quá số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định; đồng thời làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tự giao tăng biên chế và có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức, cơ quan, đơn vị; hoàn thành xây dựng vị trí việc làm; quản lý biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị theo vị trí việc làm.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý nhà nước và hoạt động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị để tinh giản biên chế, nhất là một số ngành, lĩnh vực như giáo dục, tài chính, bảo hiểm xã hội... Khẩn trương hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thống nhất trong toàn hệ thống chính trị.
- Thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công, nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế tài chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đề ra.
Sửa đổi, bổ sung các quy định xác định biên chế giáo viên trong năm 2022 phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương để nâng cao chất lượng giáo dục, giảm biên chế giáo viên. Tập trung nghiên cứu, ban hành các quy định, chính sách phù hợp để đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, nhất là giáo dục, y tế... ở các thành phố, đô thị lớn, những nơi có dân số cơ học tăng nhanh.
- Quan tâm bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện cải cách tiền lương, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức dưỡng liêm, toàn tâm, toàn ý với công việc; có chính sách phù hợp đối với những cán bộ, công chức, viên chức chịu tác động trực tiếp trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của cấp ủy, chính quyền các cấp; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt; phê bình những tập thể, cá nhân thực hiện không nghiêm chủ trương của Đảng và kiên quyết xử lý vi phạm (nếu có).
Tổ chức thực hiện việc triển khai các biện pháp khắc phục hạn chế tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị các chủ trương về thống nhất quản lý biên chế, quyết định tổng biên chế giai đoạn 2022 - 2026 theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; quy định về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị.
- Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp ở Trung ương triển khai thực hiện nghiêm Kết luận này.
- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Kết luận này, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?