Tình hình bão số 6 bão TRAMI mới nhất? Công điện 110 năm 2024 chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 6 (Bão TRAMI) như thế nào?

Tình hình bão số 6 bão TRAMI mới nhất? Công điện 110 năm 2024 chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 6 (Bão TRAMI) như thế nào?

Tình hình bão số 6 bão TRAMI mới nhất?

Chi tiết nội dung tình hình bão số 6 bão TRAMI mới nhất như sau:

1. Hiện trạng bão

Hồi 13 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

2. Dự báo diễn biến bão (24 đến 72 giờ tới):

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

13h/26/10

Tây,

khoảng 20km/h

17,5N-112,9E; trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa

Cấp 11-12, giật cấp 15

Vĩ tuyến 15,0N-20,0N; phía Đông kinh tuyến 110,5E

Cấp 3: khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa)

13h/27/10

Tây Tây Nam, khoảng 15km/h

16,8N-109,7E; trên khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa, cách Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 180km về phía Đông Bắc

Cấp 10-11, giật cấp 14

Vĩ tuyến 15,0N-20,0N; phía Tây kinh tuyến 116,0E

Cấp 3: khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển Trung Trung Bộ

13h/28/10

Tây Nam, sau đó là Đông Đông Nam

5-10km/h

15,9N-109,5E; trên vùng biển ven bờ các tỉnh Trung Trung Bộ

Cấp 10, giật cấp 12

Vĩ tuyến 14,5N-19,0N; Phía Tây kinh tuyến 112,0E

Cấp 3: phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa), vùng biển Trung Trung Bộ

3. Cảnh báo diễn biến bão (từ 72 đến 120 giờ tới)

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Đông mỗi giờ đi được 5-10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.

4. Dự báo tác động của bão

Gió mạnh, sóng lớn:

Trên biển: Khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12 (89-133km/h), giật cấp 15, sóng biển cao 5,0-7,0m, vùng gần tâm bão 7,0-9,0m; biển động dữ dội. Từ gần sáng ngày 27/10 vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên (đặc biệt trên khu vực huyện đảo Hoàng Sa) đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Mưa lớn:

Cảnh báo: từ chiều tối và đêm 26/10 đến 28/10, ở khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 300-500mm, cục bộ có nơi trên 700mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/3h). Khu vực Hà Tĩnh-Quảng Bình, Bình Định và Bắc Tây Nguyên có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm

Diễn biến bão số 6 còn rất phức tạp và có thể có thay đổi. Cần lưu ý cập nhật trong các bản tin bão tiếp theo.

*Trên đây là tình hình bão số 6 bão TRAMI mới nhất

Tình hình bão số 6 bão TRAMI mới nhất? Công điện 110 năm 2024 chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 6 (Bão TRAMI) như thế nào? (Hình từ internet)

Tình hình bão số 6 bão TRAMI mới nhất? Công điện 110 năm 2024 chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 6 Bão TRAMI như thế nào? (Hình từ internet)

Công điện 110 năm 2024 chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 6 Bão TRAMI như thế nào?

Ngày 24/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 110/CĐ-TTg chủ động ứng phó bão TRAMI. Cụ thể, tại Công điện 110/CĐ-TTg năm 2024 Tại đây có nêu rõ, đây là cơn bão được dự báo có cường độ mạnh, diễn biến rất phức tạp, hướng di chuyển, cấp độ gió có thể còn thay đổi do tác động của nhiều hình thể thời tiết trên biển. Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ có thể xảy ra trên đất liền các khu vực Trung Bộ do ảnh hưởng của bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng các bộ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: chủ động tổ chức theo dõi sát, cập nhật thông tin dự báo và tình hình bão, mưa, lũ để kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ” theo chức năng, nhiệm vụ được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: chỉ đạo rà soát, cập nhật lại phương án ứng phó thiên tai, bão lũ trên địa bàn; căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, trong đó:

- Tập trung bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, đảo:

+ Tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

+ Rà soát, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven biển; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp.

+ Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tài, tàu du lịch.

- Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền:

+ Rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những nơi có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, cửa sông, ven biển.

+ Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp. Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.

- Bảo đảm an toàn khu vực miền núi:

+ Rà soát, sẵn sàng triển khai sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm lũ theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

+ Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

+ Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

+ Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo, cập nhật thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.

Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương và các bộ, ngành có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn các hoạt động dầu khí trên biển, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện; vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổ chức theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống bão, lũ theo nhiệm vụ, thẩm quyền đã được phân công; bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, 3 bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông: Tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

Văn phòng Chính phủ: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.

Xác định cấp độ rủi ro thiên tai như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:

- Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.

- Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.

- Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp; cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).

- Cấp độ rủi ro của hai hay nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 1 cấp dựa trên tác động của thiên tai; trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cấp độ rủi ro có thể được xem xét tăng lên hai cấp, cao nhất là cấp 5.

Bão Trà Mi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xác định tâm bão Trà mi và thời điểm bão Trà mi đổ bộ như thế nào? Sức gió và mức độ nguy hại của bão Trà mi?
Pháp luật
Bản tin bão Trà mi mới nhất trên Biển Đông được cập nhật khi nào? Dự báo diễn biến bão Trà mi trong thời gian tới như thế nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi ảnh hưởng miền Nam và TPHCM không? Thời tiết miền Nam và TPHCM ngày 25/10/2024 thế nào?
Pháp luật
Tình hình bão số 6 bão TRAMI mới nhất? Công điện 110 năm 2024 chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 6 (Bão TRAMI) như thế nào?
Pháp luật
Bản tin dự báo Tin bão Trà mi gần Biển Đông được ban hành khi nào? Tần suất và thời gian ban hành tin bão Trà mi?
Pháp luật
Bão số 6 ảnh hưởng đến tỉnh thành nào của Việt Nam? Bão số 6 (Bão TraMi) đi vào biển đông khi nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bão Trà Mi
359 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bão Trà Mi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bão Trà Mi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào