Tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công nêu tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 ra sao?
Tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công nêu tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 ra sao?
Căn cứ Mục 2 Nghị quyết 65/NQ-CP 2024 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, phiên họp đã nêu rõ về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm như sau:
Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo 3307/BC-BKHĐT năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đến hết tháng 4 năm 2024, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bố, giao chi tiết 631,8 nghìn tỷ đồng, đạt 95,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân vốn đầu tư công khoảng 115,9 nghìn tỷ đồng, đạt 17,46% kế hoạch.
Tuy nhiên, vẫn còn 21/44 bộ, cơ quan và 23/63 địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao; 06 bộ, cơ quan chưa thực hiện giải ngân.
Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ yêu cầu:
- Các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương chuyển nguồn số vốn được phép kéo dài của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện, tiến độ triển khai các nhiệm vụ, dự án thuộc đơn vị mình quản lý.
- Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội khẩn trương thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2024.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương tổng hợp, báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 tương ứng với số vốn các bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa phân bố chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án đến ngày 15 tháng 5 năm 2024 (không bao gồm số vốn dự kiến giao để thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn của bộ, cơ quan trung ương chỉ có 01 dự án trong năm kế hoạch, vốn dự kiến bố trí cho nhiệm vụ, dự án đang trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025) để điều chuyển, bổ sung cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các nhiệm vụ, dự án.
- Bộ Tài chính tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về kiểm soát chi vốn trong nước và đơn rút vốn của các nhà tài trợ bằng chứng từ điện tử, chữ ký số, đơn giản hóa quy trình kiểm soát chi và hồ sơ yêu cầu rút vốn; tăng cường hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công.
Nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định về cho vay lại từ nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo hướng tinh giản, hài hòa tối đa các quy định, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ quan, địa phương triển khai hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, cấp mỏ vật liệu xây dựng và hỗ trợ nhà thầu trong xác định giá bồi thường thuê đất để khai thác các mỏ vật liệu xây dựng trên cơ sở quy định của pháp luật.
Tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công nêu tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Vốn đầu tư công là gì?
Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019, vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 cũng quy định: Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật Đầu tư công 2019.
Vậy có thể hiểu vốn đầu tư công là nguồn vốn Nhà nước lấy từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ quan có liên quan để tiến hành thực hiện các chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Đối tượng của đầu tư công gồm những đối tượng nào?
Đối tượng của đầu tư công được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Đầu tư công 2019 như sau:
- Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
- Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
- Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
- Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?