Tính riêng biệt của trợ cấp trong các biện pháp phòng vệ thương mại được xác định như thế nào?
- Tính riêng biệt của trợ cấp trong các biện pháp phòng vệ thương mại được xác định như thế nào?
- Xác định giá trị trợ cấp trong các biện pháp phòng vệ thương mại theo phương thức nào?
- Trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp có những nội dung gì?
Tính riêng biệt của trợ cấp trong các biện pháp phòng vệ thương mại được xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tính riêng biệt của trợ cấp
1. Trợ cấp quy định tại Điều 84 của Luật Quản lý ngoại thương được coi là mang tính riêng biệt khi trợ cấp chỉ áp dụng riêng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản xuất nhất định hoặc trợ cấp chỉ áp dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản xuất trong khu vực địa lý nhất định của nước bị điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
2. Tính riêng biệt của trợ cấp được xác định như sau:
a) Có sự hạn chế rõ ràng cho một hoặc một nhóm các tổ chức, cá nhân hoặc cho một hoặc một nhóm ngành sản xuất nhất định được hưởng trợ cấp;
b) Các tiêu chuẩn, điều kiện hưởng trợ cấp mang tính khách quan được quy định trong các văn bản pháp luật nhưng không được mặc nhiên áp dụng trên thực tiễn;
c) Có sự hạn chế rõ ràng cho các tổ chức, cá nhân trong một vùng địa lý nhất định;
d) Trong trường hợp trợ cấp không mang tính riêng biệt theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác định tính riêng biệt dựa trên việc xem xét các yếu tố bao gồm số lượng giới hạn các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp, sự phân bổ mức trợ cấp không cân xứng và cách thức cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp.
3. Các trợ cấp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 85 của Luật Quản lý ngoại thương được xem là các trợ cấp mang tính riêng biệt.
Như vậy theo quy định trên tính riêng biệt của trợ cấp trong các biện pháp phòng vệ thương mại được xác định như sau:
- Có sự hạn chế rõ ràng cho một hoặc một nhóm các tổ chức, cá nhân hoặc cho một hoặc một nhóm ngành sản xuất nhất định được hưởng trợ cấp.
- Các tiêu chuẩn, điều kiện hưởng trợ cấp mang tính khách quan được quy định trong các văn bản pháp luật nhưng không được mặc nhiên áp dụng trên thực tiễn.
- Có sự hạn chế rõ ràng cho các tổ chức, cá nhân trong một vùng địa lý nhất định.
- Trong trường hợp trợ cấp không mang tính riêng biệt như trên, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác định tính riêng biệt dựa trên việc xem xét các yếu tố bao gồm số lượng giới hạn các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp, sự phân bổ mức trợ cấp không cân xứng và cách thức cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp.
Tính riêng biệt của trợ cấp trong các biện pháp phòng vệ thương mại được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định giá trị trợ cấp trong các biện pháp phòng vệ thương mại theo phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định phương pháp xác định giá trị trợ cấp như sau:
- Trong trường hợp trợ cấp là một khoản cấp không hoàn lại thì giá trị trợ cấp được tính trên cơ sở giá trị thực tế cấp cho tổ chức, cá nhân được hưởng.
- Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức một khoản vay được thực hiện bởi chính phủ hoặc tổ chức công thì giá trị trợ cấp được tính trên cơ sở chênh lệch giữa mức lãi suất phải trả cho khoản vay đó theo điều kiện thị trường và mức lãi suất mà tổ chức, cá nhân thực tế phải trả cho khoản vay đó.
- Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công bảo lãnh vay thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức lãi suất phải trả trong trường hợp không được bảo lãnh và mức lãi suất thực tế phải trả khi được bảo lãnh.
- Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công chuyển vốn trực tiếp hoặc chuyển giao cổ phần thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở vốn thực tế mà doanh nghiệp được nhận.
- Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công mua hàng hóa, dịch vụ với giá cao hơn giá thị trường cho tổ chức, cá nhân thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá thực tế mà chính phủ hoặc tổ chức công phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
- Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công cung cấp hàng hóa, dịch vụ thấp hơn giá thị trường cho tổ chức, cá nhân thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá bán ra thực tế của chính phủ hoặc tổ chức công cho tổ chức, cá nhân.
- Trong trường hợp trợ cấp dưới hình thức chính phủ hoặc tổ chức công bỏ qua hoặc không thu các khoản thu mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thì giá trị trợ cấp được xác định trên cơ sở khoản chênh lệch giữa khoản tiền phải nộp theo quy định pháp luật với khoản tiền mà tổ chức, cá nhân thực sự nộp.
Trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp có những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp có những nội dung sau:
- Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị điều tra, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ.
- Thông tin về các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
- Tóm tắt các thông tin về việc bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
- Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?