Tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải có điều kiện như thế nào?
- Tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải có điều kiện như thế nào?
- Điều kiện để tổ chức kinh tế được xem xét gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới là gì?
- Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận ra sao?
Tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải có điều kiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 89/2016/NĐ-CP (một số quy định bị bãi bỏ bởi Điều 5 Nghị định 16/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP) quy định điều kiện của tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới như sau:
(1) Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ:
Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý chi, trả ngoại tệ.
(2) Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới:
- Điều kiện về trụ sở chính, chi nhánh:
+ Có trụ sở chính tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh biên giới; hoặc
+ Có trụ sở chính và chi nhánh tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn một tỉnh biên giới; hoặc
+ Có trụ sở chính tại tỉnh biên giới và chi nhánh tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn một tỉnh biên giới;
- Điều kiện về địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới: Có địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh;
- Có quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới; có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại nơi giao dịch;
- Được tổ chức tín dụng ủy quyền ủy quyền làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới;
- Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới cho một tổ chức tín dụng ủy quyền.
Tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải có điều kiện như thế nào?
Điều kiện để tổ chức kinh tế được xem xét gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 89/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP) quy định điều kiện để tổ chức để tổ chức kinh tế được xem xét gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới như sau:
Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ:
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 89/2016/NĐ-CP
- Văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ đã được cấp còn hiệu lực tối thiểu 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Không vi phạm chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tối thiểu 04 quý từ thời điểm được cấp văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận gia hạn gần nhất đến thời điểm xin gia hạn.
Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét gia hạn Giấy chứng nhận:
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 89/2016/NĐ-CP
- Giấy chứng nhận đã được cấp còn hiệu lực tối thiểu 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn;
- Không vi phạm chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tối thiểu 03 quý trong 01 năm từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận hoặc gia hạn Giấy chứng nhận gần nhất đến thời điểm xin gia hạn.
Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 16/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận
1. Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, tổ chức kinh tế được lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức kinh tế đó về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp tổ chức kinh tế nộp hồ sơ là bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu hồ sơ phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Các thành phần hồ sơ là đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận, báo cáo, hợp đồng đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới với tổ chức tín dụng ủy quyền phải do người đại diện hợp pháp của tổ chức kinh tế ký.”
Theo như quy định trên, nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận phải tuân thủ theo quy định trên.
Nghị định 23/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?