Tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ như thế nào?
- Trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế được hướng dẫn như thế nào?
- Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế là gì?
- Mẫu đơn đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ được quy định như thế nào?
- Khi nào thì văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế bị hết hiệu lực?
Trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế được hướng dẫn như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục B Phần II Thủ tục hành ban hành kèm theo Quyết định 109/QĐ-NHNN năm 2023 thì trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tổ chức kinh tế gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung hoạt động trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
- Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính xem xét, cấp văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản thông báo rõ lý do.
Ngoài ra, về cách thức thực hiện các chủ thể có thể chọn 1 trong 3 cách sau;
- Trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước;
- Trụ sở cơ quan hành chính (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa);
- Qua dịch vụ bưu chính.
Tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế là gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục B Phần II Thủ tục hành ban hành kèm theo Quyết định 109/QĐ-NHNN năm 2023 thì thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế gồm:
- Đơn đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (theo mẫu tại Phụ lục 05 Thông tư 34/2015/TT-NHNN);
- Các giấy tờ cần thiết có liên quan đến việc thay đổi, bổ sung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 34/2015/TT-NHNN.
Mẫu đơn đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ được quy định như thế nào?
Hiện nay, Đơn đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ được quy định theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm Thông tư 34/2015/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Tải Mẫu đơn đề nghị chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ: tại đây
Khi nào thì văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế bị hết hiệu lực?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 34/2015/TT-NHNN có quy định:
Các trường hợp tự động hết hiệu lực
Văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ; văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung, gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ tự động hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
1. Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương.
Theo đó, văn bản chấp thuận thay đổi, bổ sung trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế bị hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
- Tổ chức kinh tế bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?