Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu phải thực hiện chế độ báo cáo nào cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi hoạt động?
- Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu phải thực hiện chế độ báo cáo nào cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi hoạt động?
- Nội dung báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm những gì?
- Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu phải nộp báo cáo định kỳ khi nào?
- Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán có trách nhiệm gì trong phạm vi hoạt động của mình?
Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu phải thực hiện chế độ báo cáo nào cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi hoạt động?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) có quy định như sau:
Báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu, Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
...
6. Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu, đại diện người sở hữu trái phiếu, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành, Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều này.
Theo đó, Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt đồng tư vấn đang thực hiện.
Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu phải thực hiện chế độ báo cáo nào cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi hoạt động?
Nội dung báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 122/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu
1. Tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm về tình hình tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP. Báo cáo bao gồm những nội dung sau:
a) Số lượng hợp đồng tư vấn chào bán trái phiếu doanh nghiệp hoàn thành trong kỳ, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công trong kỳ, lũy kế từ ngày 01 tháng 01 đến ngày kết thúc quý hoặc năm báo cáo, kèm theo thông tin cụ thể về các hồ sơ tư vấn chào bán đã thực hiện trong kỳ (tên doanh nghiệp phát hành, mã trái phiếu, ngày phát hành, khối lượng phát hành, kỳ hạn, phương thức phát hành);
b) Đánh giá việc tuân thủ quy định về điều kiện và hồ sơ chào bán đối với từng hợp đồng tư vấn chào bán trái phiếu đã thực hiện và hoàn thành trong kỳ theo quy định tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.
Như vậy, báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm những nội dung sau:
- Số lượng hợp đồng tư vấn chào bán trái phiếu doanh nghiệp hoàn thành trong kỳ, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công trong kỳ, lũy kế từ ngày 01 tháng 01 đến ngày kết thúc quý hoặc năm báo cáo, kèm theo thông tin cụ thể về các hồ sơ tư vấn chào bán đã thực hiện trong kỳ. Trong đó, nêu rõ tên doanh nghiệp phát hành, mã trái phiếu, ngày phát hành, khối lượng phát hành, kỳ hạn, phương thức phát hành.
- Đánh giá việc tuân thủ quy định về điều kiện và hồ sơ chào bán đối với từng hợp đồng tư vấn chào bán trái phiếu đã thực hiện và hoàn thành trong kỳ.
Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu phải nộp báo cáo định kỳ khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 122/2020/TT-BTC và khoản 3 Điều 10 Thông tư 122/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu
...
2. Nơi nhận, hình thức và phương thức gửi báo cáo: Tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu gửi báo cáo theo hình thức văn bản giấy đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 15 tháng đầu tiên của quý sau đối với báo cáo quý, chậm nhất là ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
Theo đó, đối với báo cáo quý thì tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu thực hiện gửi báo cáo hình thức văn bản giấy đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm nhất là ngày 15 tháng đầu tiên của quý.
Còn đối với báo cáo quý thì tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu thực hiện gửi báo cáo hình thức văn bản giấy đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm nhất là ngày 25 tháng 01 năm sau.
Tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán có trách nhiệm gì trong phạm vi hoạt động của mình?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) có quy định về trách nhiệm của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán bao gồm những nội dung như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán và quy định tại Điều 14 Nghị định này khi cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
- Chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy định của Nghị định này. Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?