Tổ hợp tác được hưởng những chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường nào? Điều kiện thụ hưởng là gì?
Tổ hợp tác được hưởng những chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường nào?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường
1. Hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cung cấp thông tin về pháp lý, kinh tế; khảo sát và nghiên cứu thị trường; thông tin dự báo, cảnh báo các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
2. Hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã liên kết hình thành vùng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng và chứng nhận các tiêu chuẩn để phát triển thị trường.
3. Hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng, đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa; đăng ký, tiếp thị sản phẩm.
4. Hỗ trợ hình thành sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị kinh tế, văn hóa, lợi thế của địa phương.
5. Hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài; xây dựng, triển khai, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử.
6. Ưu tiên, hỗ trợ tham gia hoạt động xúc tiến thương mại của các bộ, ngành, địa phương.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định, tổ hợp tác được hưởng 06 chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường nêu trên.
Chính phủ sẽ quy định chi tiết về nội dung này.
Tổ hợp tác được hưởng những chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường nào? Điều kiện thụ hưởng là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để tổ hợp tác được xem xét thụ hưởng chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Tiêu chí thụ hưởng chính sách
...
2. Tổ hợp tác được xem xét thụ hưởng chính sách khi đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác;
b) Không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính do vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
c) Phát triển thành viên hoặc thực hiện giáo dục, đào tạo, tập huấn, phổ biến, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động hoặc mới thành lập tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ hợp tác được xem xét thụ hưởng chính sách khi đáp ứng các tiêu chí nêu trên.
Trường hợp có nhiều tổ hợp tác cùng đáp ứng tiêu chí thì thứ tự ưu tiên xem xét như sau:
- Số lượng thành viên nhiều hơn;
- Số lượng thành viên là người khuyết tật nhiều hơn;
- Số lượng thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số nhiều hơn;
- Số lượng thành viên, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện nhiều hơn;
- Có phụ nữ làm quản lý, có nhiều thành viên là nữ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ hơn;
- Hoạt động tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Tham gia liên kết hình thành chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số vì mục tiêu phát triển bền vững;
- Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động lợi ích cộng đồng dân cư.
Nguồn vốn thực hiện chính sách Nhà nước đối với tổ hợp tác được lấy từ đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Nguồn vốn thực hiện chính sách
1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Nguồn vốn từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật.
4. Nguồn huy động, tài trợ hợp pháp từ cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài.
Như vậy, vốn thực hiện chính sách Nhà nước đối với tổ hợp tác được lấy từ 04 nguồn chính nêu trên.
Việc thực hiện chính sách Nhà nước đối với tổ hợp tác phải bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 114 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Điều khoản thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 115 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
3. Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này.
4. Trong thời gian Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa kết nối với cơ sở dữ liệu về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân là công dân Việt Nam được sử dụng bản sao giấy tờ pháp lý thay thế cho số định danh cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Luật này.
Như vậy, Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Riêng khoản 3 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 và khoản 4 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?