Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào theo quy định?
Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Về nhiệm vụ và quyền hạn, căn cứ Điều 3 Quyết định 1120/QĐ-TTg năm 2017 quy định tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển kinh tế trong trung hạn và dài hạn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
- Phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tư vấn, khuyến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động bất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
- Tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn về kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao.
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Quyết định 1120/QĐ-TTg năm 2017, tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ có những quyền hạn như sau:
- Tổ Tư vấn kinh tế được chủ động làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu; được đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu; được Văn phòng Chính phủ cung cấp thường xuyên các văn bản, tài liệu, thông tin số liệu liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
- Tổ Tư vấn kinh tế được hợp tác với các chuyên gia tư vấn, cộng tác viên là các nhà khoa học, nhà kinh tế trong nước và quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cán bộ quản lý đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, các cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
- Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế được mời tham dự các Hội nghị, cuộc họp, làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nội dung liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổ.
Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng có cơ cấu tổ chức bao gồm những bộ phận nào?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 1120/QĐ-TTg năm 2017 có quy định:
Cơ cấu tổ chức của Tổ Tư vấn kinh tế
1. Tổ Tư vấn kinh tế có Tổ trưởng chuyên trách do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
2. Bộ phận thường trực của Tổ Tư vấn kinh tế gồm Tổ trưởng và tối đa 02 thành viên chuyên trách hoặc không chuyên trách.
3. Các thành viên khác của Tổ Tư vấn kinh tế hoạt động không chuyên trách gồm: các nhà khoa học, nhà kinh tế có khả năng nghiên cứu, có trình độ chuyên môn cao, có bộ máy hỗ trợ nghiên cứu; các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm quản lý, điều hành chính sách kinh tế; các nhà khoa học, nhà kinh tế người Việt Nam có trình độ, uy tín đang làm việc ở nước ngoài.
4. Số lượng và nhân sự cụ thể các thành viên chuyên trách và không chuyên trách do Tổ trưởng đề xuất và thống nhất với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Ngoài các thành viên Tổ Tư vấn kinh tế, trong trường hợp cần thiết, Tổ trưởng đề xuất danh sách cộng tác viên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
6. Bộ phận giúp việc của Tổ Tư vấn kinh tế có 02 - 03 cán bộ chuyên trách, được biệt phái từ các cơ quan, Viện, Trung tâm nghiên cứu về Văn phòng Chính phủ.
Theo đó, tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ có cơ cấu tổ chức bao gồm những bộ phận như sau:
- Tổ trưởng chuyên trách và các thành viên chuyên trách và không chuyên trách
Trong đó:
- Bộ phận thường trực của Tổ Tư vấn kinh tế gồm Tổ trưởng và tối đa 02 thành viên chuyên trách hoặc không chuyên trách.
- Các thành viên khác của Tổ Tư vấn kinh tế hoạt động không chuyên trách gồm: các nhà khoa học, nhà kinh tế có khả năng nghiên cứu, có trình độ chuyên môn cao, có bộ máy hỗ trợ nghiên cứu; các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm quản lý, điều hành chính sách kinh tế; các nhà khoa học, nhà kinh tế người Việt Nam có trình độ, uy tín đang làm việc ở nước ngoài.
- Bộ phận giúp việc của Tổ Tư vấn kinh tế có 02 - 03 cán bộ chuyên trách
- Trong trường hợp cần thiết, Tổ trưởng đề xuất danh sách cộng tác viên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng được tổ chức hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 1120/QĐ-TTg năm 2017 có quy định tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ được tổ chức hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau:
- Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quy chế hoạt động của Tổ Tư vấn kinh tế.
- Bảo đảm tính độc lập, khách quan trong hoạt động tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện đúng các quy định về phát ngôn theo Quy chế hoạt động của Tổ Tư vấn kinh tế và các quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; bảo mật thông tin tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?