Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc khi có hành vi bạo lực gia đình trong những trường hợp như thế nào?
- Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc khi có hành vi bạo lực gia đình trong những trường hợp nào?
- Quyết định cấm tiếp xúc của Tòa án được hủy trong những trường hợp nào?
- Như thế nào là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc và xử lý vi phạm ra sao?
- Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc thực hiện như thế nào theo quy định hiện hành?
Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc khi có hành vi bạo lực gia đình trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc khi có hành vi bạo lực gia đình trong những trường hợp sau:
(1) Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình;
+ Có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
(2) Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi cần bảo vệ tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Ngoài ra, Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc khi có hành vi bạo lực gia đình trong những trường hợp như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyết định cấm tiếp xúc của Tòa án được hủy trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì Quyết định cấm tiếp xúc của Tòa án được hủy trong những trường hợp sau:
+ Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại trường hợp (1) hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
+ Tòa án ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại trường hợp (2) hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.
Như thế nào là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc và xử lý vi phạm ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì những hành vi sau được xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc:
(1) Người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình được xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn;
+ Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc.
(2) Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc thực hiện như thế nào theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022:
Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này, Công an xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở để giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
2. Người được phân công giám sát có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Khi phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc, người được phân công giám sát có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp tiếp tục vi phạm thì báo cho Trưởng Công an xã xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình quy định tại khoản 7 Điều 25 và khoản 6 Điều 26 của Luật này thì thành viên khác của gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra hành vi bạo lực gia đình
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền giám sát và phân công người giám sát là Công an xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở.
Khi phát hiện hành vi vi phạm của người có hành vi bạo lực gia đình thì người được phân công giám sát có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp tiếp tục vi phạm thì báo cho Trưởng Công an xã xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?