Tòa án xử lý vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm như thế nào theo quy định định pháp luật?

Trường hợp vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Tòa án xử lý như thế nào? - câu hỏi của anh Tiến (Thành phố Hồ Chí Minh)

Động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng theo quy định pháp luật Hình sự là gì?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTPkhoản 6 Điều 2 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn như sau:

Hướng dẫn áp dụng một số tình tiết định tội
...
3. Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
...
6. Sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (ví dụ: thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng...); động vật thủy sản đã qua sơ chế, chế biến ở dạng nguyên con; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm đã qua chế biến (ví dụ: cao nấu từ xương động vật hoang dã; túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật hoang dã)

Theo đó, áp dụng tình tiết định tội trong Bộ Luật Hình sự đối với Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định và sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật; động vật thủy sản đã qua sơ chế, chế biến ở dạng nguyên con; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm đã qua chế biến.

Tòa án xử lý vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm như thế nào theo quy định định pháp luật?

Tòa án xử lý vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm như thế nào theo quy định định pháp luật? (Hình từ Internet)

Xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP quy định như sau:

Về việc xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:
a) Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
b) Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
2. Đối với vật chứng đã được xử lý theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, khi xét xử, Tòa án căn cứ vào biên bản thu giữ, bản ảnh, dữ liệu điện tử, biên bản giám định, biên bản giao nhận, quyết định xử lý vật chứng và các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan trong hồ sơ vụ án để giải quyết.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo đó, việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm được quy định như sau:

- Đối với vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống: ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

- Vật chứng không thuộc hai trường hợp trên thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Xử lý vật chứng là bộ phận động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 hướng dẫn như sau:

2. Trường hợp vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm thì Tòa án xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự thì:
“1. Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:
a) Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
b) Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP nêu trên, đối với vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm Tòa án sẽ tuyên tịch thu hoặc tiêu hủy.

Theo hướng dẫn trên, bộ phận động vật không thuộc 2 trường hợp:

- Động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống

- Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản

Như vậy, đối với bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm Tòa án sẽ tuyên tịch thu hoặc tiêu hủy.

Xem toàn bộ nội dung Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 về việc TANDTC giải đáp vướng mắc trong xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính: Tại đây

Vật chứng
Động vật hoang dã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chiếc xe là vật chứng của vụ án trộm cắp tài sản thì chủ sở hữu có lấy lại được không?
Pháp luật
Cơ quan nào có quyền tiếp nhận việc tiêu hủy động vật hoang dã chết là vật chứng và trách nhiệm của cơ quan đó là gì?
Pháp luật
Bướm phượng cánh chim chấm rời có là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không? Và thuộc nhóm nào?
Pháp luật
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định như thế nào? Kinh doanh online động vật rừng có bị cấm hay không?
Pháp luật
Bị giữ xe máy để điều tra vụ án ma túy khi nào được trả lại? Việc bảo quản vật chứng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo kiểm tra dành cho cơ sở nghiên cứu nuôi sinh sản loài đẻ con thuộc Phụ lục CITES là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu Phương án nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục 1 CITES là mẫu nào? Tải về mẫu đơn tại đâu?
Pháp luật
Mọi vật chứng sau khi thu thập được có bắt buộc phải niêm phong không? Một vật chứng có thể thực hiện mở niêm phong bao nhiêu lần?
Pháp luật
Cần ngăn chặn chợ tự phát buôn bán động vật hoang dã trong công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học?
Pháp luật
Đối với tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan điều tra phải trả lại cho chủ sở hữu trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Động vật hoang dã được xác định là loài có số lượng cá thể bị đe dọa tuyệt chủng khi đáp ứng các điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật chứng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
5,436 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật chứng Động vật hoang dã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật chứng Xem toàn bộ văn bản về Động vật hoang dã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào