Tốc độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về nông thôn mới, giảm nghèo bền vững diễn ra như thế nào?
- Tốc độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững vẫn còn chậm?
- Các cơ quan trung ương sẽ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp gì để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025?
- Chính quyền địa phương phải thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp gì để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025?
Tốc độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững vẫn còn chậm?
Căn cứ vào Công điện 698/CĐ-TTg năm 2022 thì Thủ tướng Chính phủ đã có những nhận định như sau về việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025:
- Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định đầu tư.
Đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã ban hành gần 80 văn bản pháp lý và giao kế hoạch nguồn ngân sách trung ương năm 2022, làm cơ sở để các cơ quan, địa phương phân bổ, giao kế hoạch vốn và triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn chậm trong khi Kế hoạch vốn phải giải ngân rất lớn, riêng vốn ngân sách trung ương năm 2022 đã là hơn 34 nghìn tỷ đồng; đến nay vẫn còn 02 Thông tư, 17 văn bản hướng dẫn của các Bộ, cơ quan Trung ương chưa được ban hành; gần 20 địa phương chưa được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua Nghị quyết và thực hiện phân bổ vốn ngân sách Trung ương; một số địa phương chưa kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn
Như vậy, dù đã ban hành gần 80 văn bản pháp lý và giao kế hoạch nguồn ngân sách trung ương năm 2022 để triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và trong năm 2022 thì vốn ngân sách trung ương đã hơn 34 nghìn tỷ đồng nhưng tốc độ triển khai các chương trình vẫn chậm.
Tốc độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về nông thôn mới, giảm nghèo bền vững diễn ra như thế nào?
Các cơ quan trung ương sẽ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp gì để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ vào Công điện 698/CĐ-TTg năm 2022 thì Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã có những đề nghị về nhiệm vụ, giải pháp triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đến các cơ quan Trung ương như sau:
- Các Bộ, cơ quan: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Công Thương, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp khẩn trương xây dựng, ban hành đầy đủ các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao (phân công tại Phụ lục kèm theo); hoàn thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2022.
- Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và giải quyết các kiến nghị của các địa phương theo thẩm quyền; đề xuất phương án xử lý, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền trước ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
+ Sau thời điểm ngày 31 tháng 8 năm 2022, rà soát, tổng hợp các địa phương chưa hoàn thành phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chuyển vốn cho các địa phương đã hoàn thành các thủ tục giao vốn, phê duyệt dự án, dự toán chi tiết và có khả năng giải ngân vốn ngay trong năm 2022.
+ Khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung 88,6 triệu USD của Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn ADB trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025;
Tổng hợp phương án phân bổ 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 còn lại của 03 chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 01 tháng 9 năm 2022.
- Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung vốn sự nghiệp thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3 và Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; hoàn thành trước ngày 10 tháng 8 năm 2022.
- Văn phòng Chính phủ khẩn trương báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái xem xét, chỉ đạo thống nhất phương án xử lý về vướng mắc trong thực hiện quy định phân bổ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho các địa phương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết theo từng nội dung thành phần, từng lĩnh vực chi từ năm 2023 trở đi.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, khảo sát thực tế tại một số địa phương về việc thực hiện nội dung “Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự” thuộc Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Tổng hợp, thống nhất đề xuất giải pháp xử lý cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2022 trước khi hướng dẫn và triển khai thực hiện nội dung nêu trên.
Chính quyền địa phương phải thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp gì để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ vào Công điện 698/CĐ-TTg năm 2022 thì Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã có những đề nghị gửi đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Khẩn trương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua Nghị quyết và thực hiện phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan chủ chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định; hoàn thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2022.
- Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, điều hành tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được giao thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của năm 2022; phấn đấu hoàn thành 100% tiến độ giải ngân kế hoạch vốn được giao trong năm 2022 đảm bảo hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu để chậm tiến độ phải kiểm điểm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Khẩn trương hoàn thành việc kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp thống nhất, đồng bộ theo quy định của pháp luật và phù hợp điều kiện thực tế.
Như vậy, các cơ quan ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tiến hành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như trên để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?