Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam là gì? Việc tuân thủ pháp luật của Công ty sẽ được ai giám sát?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có chức năng gì?
- Các nội dung giám sát hoạt động ban hành văn bản và phổ biến, tuyên truyền của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam bao gồm những gì?
- Việc giám sát hoạt động nghiệp vụ của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam bao gồm những gì?
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có chức năng gì?
Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam hiện nay đang được gọi dưới tên Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, đến trước ngày 01/01/2023, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) sẽ phải chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên gọi thành Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam.
Theo Điều 3 Quyết định 171/2008/QĐ-TTg thì Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam) có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam là gì? Việc tuân thủ pháp luật của Công ty sẽ được ai giám sát?
Các nội dung giám sát hoạt động ban hành văn bản và phổ biến, tuyên truyền của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam bao gồm những gì?
Theo Điều 10 Thông tư 6/2022/TT-BTC thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện giám sát đối với các nội dung sau:
- Giám sát việc ban hành, bổ sung, sửa đổi, hủy bỏ nội dung của các quy chế, quy trình và các văn bản khác điều chỉnh hoạt động nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Giám sát việc phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Việc giám sát hoạt động nghiệp vụ của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam bao gồm những gì?
Theo Điều 11 Thông tư 6/2022/TT-BTC thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện giám sát tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về các hoạt động nghiệp vụ sau:
- Xây dựng và ban hành các quy chế về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và các quy chế nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Chấp thuận, thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký; chấp thuận, thu hồi giấy chứng nhận thành viên bù trừ cơ sở; chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh; giám sát việc duy trì điều kiện đăng ký thành viên lưu ký; giám sát việc thực hiện quyền của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; hoạt động giám sát của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc tuân thủ pháp luật về chứng khoán và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; việc xử lý vi phạm đối với thành viên lưu ký, thành viên bù trừ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật chứng khoán và theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Đăng ký chứng khoán, thay đổi đăng ký chứng khoán, hủy đăng ký chứng khoán; cấp, quản lý mã chứng khoán; thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán; chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán.
- Mở, quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán; ký gửi, rút, chuyển khoản, phong tỏa, giải tỏa chứng khoán.
- Cấp, quản lý mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định pháp luật; hoạt động giám sát của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với thành viên lưu ký, thành viên bù trừ trong việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy chế nghiệp vụ của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Việc tổ chức thực hiện hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán; sửa lỗi, xử lý lỗi, lùi thời hạn thanh toán, từ chối thế vị giao dịch của thành viên bù trừ, loại bỏ thanh toán giao dịch, chuyển sang thanh toán bằng tiền; lập, quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ thanh toán; lập, quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ; sử dụng Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ để đảm bảo thanh toán giao dịch chứng khoán.
- Việc thiết lập hệ thống bảo đảm quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ với tài khoản, tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; tách biệt tài khoản, tài sản của từng thành viên bù trừ; tách biệt tài khoản, tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ và các khách hàng của chính thành viên bù trừ đó.
- Việc quản lý hệ thống vay và cho vay chứng khoán (SBL), quản lý hệ thống giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ của quỹ hoán đổi danh mục (quỹ ETF).
- Việc giám sát tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng, quỹ đại chúng theo quy định của pháp luật:
+ Giám sát các công ty đại chúng, quỹ đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không thực hiện đăng ký hoặc hủy mã số giao dịch chứng khoán theo đúng quy định pháp luật;
+ Giám sát công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ sở hữu nước ngoài vượt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận.
- Bảo đảm hoạt động liên tục của hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; việc thực hiện giám sát an ninh, an toàn đối với hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; giám sát thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc thực hiện hoạt động này.
- Việc thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm, quản lý đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
- Lưu trữ bảo mật hồ sơ, chứng từ, dữ liệu gốc liên quan tới việc thực hiện nghiệp vụ chứng khoán.
- Hoạt động kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro theo từng nghiệp vụ.
- Hoạt động đền bù thiệt hại cho khách hàng khi cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ.
- Các hoạt động khác của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ chứng khoán.
Thông tư 6/2022/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 24/03/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?