Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý như thế nào về C/O mẫu D mới trong trường hợp có sự khác biệt thể thức?

Cho hỏi hướng dẫn mới nhất về việc C/O mẫu D mới mà có sự khác biệt thể thức thì xử lý như thế nào? - Câu hỏi của anh Thịnh tại Hà Nội.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý như thế nào về C/O mẫu D mới trong trường hợp có sự khác biệt thể thức?

Mới nhất, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 4832/TCHQ-GSQL năm 2022 trả lời về vướng mắc C/O mẫu D khi có có sự khác biệt thể thức như sau:

Theo đó, Công văn 4832/TCHQ-GSQL năm 2022 nêu rõ các vấn đề sau:

Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện đối với C/O mẫu D được cấp từ ngày 01/11/2022 như sau:

- Đối với C/O được cấp trên hệ thống một cửa quốc gia/ C/O sử dụng chữ ký điện tử có trang thông tin điện tử tra cứu của cơ quan cấp: Trường hợp có sự khác biệt về thể thức C/O so với thể thức C/O mẫu mới quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BCT ngày 01/6/2022 không làm ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O. Việc kiểm tra tính hợp lệ của C/O thực hiện theo quy định hiện hành.

- Đối với C/O bản giấy cấp thủ công (có chữ ký tay và con dấu mực): Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 1683/TCHQ-GSQL năm 2022. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị báo cáo về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) để dược hướng dẫn.

Theo đó, khi có sự khác biệt về thể thức:

Đối với C/O được cấp trên hệ thống một cửa quốc gia/ C/O sử dụng chữ ký điện tử có trang thông tin điện tử tra cứu của cơ quan cấp thì nếu không làm ảnh hưởng đến tính hợp lệ thì việc kiểm tra tính hợp lệ của C/O thực hiện theo quy định hiện hành.

Còn đối với C/O bản giấy cấp thủ công (có chữ ký tay và con dấu mực) được thực hiện như sau:

- Đối với C/O được cấp trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/5/2022 đến hết ngày 31/10/2022, cơ quan hải quan chấp nhận C/O mẫu D mẫu cũ (quy định tại Thông tư số 19/2020/TT-BCT) và C/O mẫu D mới.

- Đối với C/O mẫu D được cấp kể từ ngày 01/11/2022, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận C/O mẫu D được cấp theo mẫu mới.

Hướng dẫn mới nhất về việc CO mẫu D mới mà có sự khác biệt thể thức thì xử lý như thế nào?

Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý như thế nào về C/O mẫu D mới trong trường hợp có sự khác biệt thể thức?

C/O mẫu D được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT có quy định về C/O mẫu D như sau:

- C/O mẫu D phải được làm bằng tiếng Anh, trên giấy màu trắng, khổ A4, phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

- Một bộ C/O gồm một bản chính và hai bản sao.

- Mỗi C/O có một số tham chiếu riêng của tổ chức cấp C/O.

- Mỗi C/O có chữ ký và con dấu của tổ chức cấp C/O. Chữ ký và con dấu của tổ chức cấp C/O có thể được ký tay và đóng dấu mực hoặc thực hiện dưới hình thức điện tử. Các Nước thành viên có thể chấp thuận chữ ký và con dấu dưới hình thức điện tử theo quy định của pháp luật nước mình.

- Bản chính C/O do Nhà xuất khẩu gửi cho Nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu tại cảng hoặc nơi nhập khẩu. Bản thứ hai do tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu lưu. Bản thứ ba do Nhà xuất khẩu lưu.

Mẫu C/O mẫu D mới được ban hành như thế nào?

Hiện nay mẫu C/O mẫu D được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BCT như sau:

OVERLEAF NOTES

1. Member States which accept this form for the purpose of preferential treatment under the ASEAN Trade in Goods Agreement (ATIGA)

BRUNEI DARUSSALAM

CAMBODIA

INDONESIA

LAO PDR

MALAYSIA

MYANMAR

PHILIPPINES

SINGAPORE

THAILAND

VIETNAM



2. CONDITIONS: The main conditions for admission to the preferential treatment under the ATIGA are that goods sent to any Member States listed above must:

(i) fall within a description of products eligible for concessions in the country of destination;

(ii) comply with the consignment conditions in accordance with Article 32 (Direct Consignment) of the ATIGA; and

(iii) comply with the origin criteria set out in Chapter 3 of the ATIGA.

3. ORIGIN CRITERIA: For goods that meet the origin criteria, the exporter and/or producer must indicate in Box 8 of this Form, the origin criteria met, in the manner shown in the following table:

4. EACH ARTICLE MUST QUALIFY: It should be noted that all the goods in a consignment must quality separately in their own right. This is of particular relevance when similar articles of different sizes or spare parts are sent.

5. DESCRIPTION OF PRODUCTS: The description of products must be sufficiently detailed to enable the products to be identified by the Customs Officers examining them. Name of manufacturer and any trade mark shall also be specified.

6. HARMONISED SYSTEM NUMBER: The Harmonised System number shall be that of in ASEAN Harmonised Tariff Nomenclature (AHTN) Code of the importing Member State.

7. EXPORTER: The term “Exporter” in Box 11 may include the manufacturer or the producer.

8. FOR OFFICIAL USE: The Customs Authority of the importing Member State must indicate (√) in the relevant boxes in column 4 whether or not preferential treatment is accorded.

9. MULTIPLE ITEMS: For multiple items declared in the same Form D, if preferential treatment is not granted to any of the items, the “Preferential Treatment Not Given” in Box 4 should be ticked (√) and the item number should also be circled or marked appropriately in Box 5.

10. FOB PRICE: This is applicable for goods exported from and imported by Kingdom of Cambodia, Republic of Indonesia, and Lao People's Democratic Republic and where the Regional Value Content (RVC) criteria is applied, by providing the FOB price of the goods in Box 9.

11. THIRD COUNTRY INVOICING: In cases where invoices are issued by a third country, "the Third Country Invoicing" box should be ticked (√) and such information as name and country of the company issuing the invoice shall be indicated in box 7.

12. BACK-TO-BACK CERTIFICATE OF ORIGIN: In cases of Back-to-Back CO, in accordance with Rule 11 (Back-to-Back CO) of Annex 8 of the ATIGA, the "Back-to-Back CO" box should be ticked (√) and the reference number and the date of issuance of the original Proof(s) of Origin shall be indicated in Box 7.

13. EXHIBITIONS: In cases where goods are sent from the exporting Member State for exhibition in another country and sold during or after the exhibition for importation into a Member State, in accordance with Rule 22 of Annex 8 of the ATIGA, the “Exhibitions" box should be ticked (√) and the name and address of the exhibition indicated in Box 2.

14. ISSUED RETROACTIVELY: Due to involuntary errors or omissions or other valid causes, the Certificate of Origin (Form D) may be issued retroactively, in accordance with paragraph 2 of Rule 10 of Annex 8 of the ATIGA, the “Issued Retroactively” box should be ticked (√).

15. ACCUMULATION: In cases where goods originating in a Member State are used in another Member State as materials for finished goods, in accordance with paragraph 1 of Article 30 of the ATIGA, the “Accumulation” box should be ticked (√).

16. PARTIAL CUMULATION (PC): lf the Regional Value Content of the material is less than forty percent (40%), the Certificate of Origin (Form D) may be issued for cumulation purposes, in accordance with paragraph 2 of Article 30 of the ATIGA, the “Partial Cumulation” box should be ticked (√).

17. DE MINIMIS: lf a good that does not undergo the required change in tariff classification does not exceed ten percent (10%) of the FOB price, in accordance with Article 33 of the ATIGA, the “De Minimis” box should be ticked (√).

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Pháp luật
Tải Phiếu theo dõi trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Thông tư 33? Phiếu theo dõi trừ lùi được dùng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nhãn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có bắt buộc phải có tên của nhà sản xuất hay không? Ai có trách nhiệm xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu?
Pháp luật
Căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì? Căn cứ kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì?
Pháp luật
CO form EUR 1 trong EVFTA là gì? Mẫu CO form EUR 1 của Việt Nam trong EVFTA? Danh mục cơ quan, tổ chức cấp CO form EUR 1?
Pháp luật
Tổng hợp 04 mẫu liên quan đến cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mới nhất? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp CO form VJ của Việt Nam gồm những gì? Từ chối cấp CO form VJ trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu CO form VJ là mẫu nào? Hướng dẫn kê khai CO form VJ chi tiết nhất? Thời hạn cấp CO là bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện cấp CO form E giáp lưng theo đề nghị của nhà xuất khẩu? Thủ tục kiểm tra hàng hóa được cấp CO form E giáp lưng?
Pháp luật
Thương nhân kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có bị áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro hay không?
Pháp luật
Được sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để lập Phiếu theo dõi trừ lùi cho từng lần nhập khẩu trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
5,797 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào