Tổng hợp 10 thủ tục hành chính về đất đai mới nhất có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2025 gồm thủ tục nào?
Tổng hợp 10 thủ tục hành chính về đất đai mới nhất có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2025 gồm thủ tục nào?
Căn cứ Điều 223 Luật Đất đai 2024, các thủ tục hành chính về đất đai bao gồm 10 thủ tục như sau:
(1) Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất;
(2) Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
(3) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; thủ tục đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận đã cấp;
(4) Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
(5) Thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất;
(6) Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;
(7) Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;
(8) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
(9) Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai;
(10) Thủ tục hành chính khác về đất đai.
Đồng thời, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp,Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về đất đai phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính về đất đai như sau:
- Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, bảo đảm thống nhất giữa thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục hành chính khác có liên quan.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại địa phương; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở địa phương để giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và thủ tục hành chính khác có liên quan; tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về đất đai phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định và công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Tỏng hợp 10 thủ tục hành chính về đất đai mới nhất có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2025 gồm thủ tục nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ra sao?
Căn cứ Điều 224 Luật Đất đai 2024 quy định nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai như sau:
- Bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chính xác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
- Bảo đảm phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, lồng ghép trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền góp phần cải cách thủ tục hành chính.
- Tổ chức, cá nhân yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đã nộp.
- Các thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện bằng hình thức trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.
Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 225 Luật Đất đai 2024 quy định việc công bố, công khai thủ tục hành chính về đất đai thì thủ tục hành chính về đất đai sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố theo quy định của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; cơ quan giải quyết thủ tục hành chính; đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Thời gian giải quyết đối với từng thủ tục hành chính;
- Thành phần, số lượng hồ sơ đối với từng thủ tục hành chính;
- Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng thủ tục hành chính;
- Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính;
- Nội dung khác của bộ thủ tục hành chính (nếu có).
Việc công khai về các nội dung quy định này thực hiện bằng hình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đăng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp: Điều 190 và Điều 248 của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024. Khoản 9 Điều 60 của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết 61/2022/QH15 hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?