Tổng hợp các cách chuyển đổi sim chính chủ 2024? Không chuyển đổi sim chính chủ có bị khóa sim không?
Tổng hợp những cách chuyển đổi sim chính chủ 2024?
Chuyển đổi sim chính chủ được hiểu là việc chủ thuê bao thực hiện cập nhật thông tin thuê bao đúng với quy định, đúng tin và thông tin của người đang sử dụng.
Hiện nay, có 03 cách chuyển đổi sim chính chủ:
(1) Chuyển đổi sim chính chủ trực tiếp tại Phòng giao dịch của từng nhà mạng
- Bước 1: Người dùng bị khóa sim đến các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông;
- Bước 2: Xuất trình giấy tờ sau:
(Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP)
+ Bản chính hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn thời hạn sử dụng đối với người có quốc tịch Việt Nam hoặc hộ chiếu còn thời hạn lưu hành tại Việt Nam đối với người có quốc tịch nước ngoài;
+ Đối với người dưới 14 tuổi hoặc người được giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự, việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung phải do cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện.
- Bước 3: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ đối chiếu, kiểm tra giấy tờ, nhập thông tin thuê bao và thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
- Bước 4: Doanh nghiệp viễn thông cung cấp SIM điện thoại và dịch vụ viễn thông di động cho thuê bao sau khi đã hoàn thành việc rà soát, kiểm tra, bảo đảm thông tin thuê bao của các cá nhân, tổ chức trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình đã được đối chiếu, nhập, lưu giữ, quản lý đúng quy định.
(2) Chuyển đổi sim chính chủ qua ứng dụng thuê bao của nhà mạng
(3) Chuyển đổi sim chính chủ qua website của nhà mạng
> Xem chi tiết thông tin các nhà mạng qua bài viết: Tổng hợp trang web, app chuẩn hóa thông tin thuê bao tại nhà
Tổng hợp các cách chuyển đổi sim chính chủ 2024? Không chuyển đổi sim chính chủ có bị khóa sim không? (Hình từ Internet)
Không chuyển đổi sim chính chủ có bị khóa sim không?
Căn cứ quy định tại điểm e khoản 8 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP như sau:
Giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao
...
8. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:
...
e) Đối với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều này.
Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều đồng thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.
Thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện;
Theo quy định trên, khi chủ thuê bao không thực hiện chuyển đổi sim chính chủ dù đã có thông báo từ nhà mạng thì sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo, thuê bao sẽ bị khóa một chiều.
Khi đó, người dùng bị khóa sim có trách nhiệm phải giao kết lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định để được mở khóa sim.
Sau 15 ngày tiếp theo kể từ ngày khóa sim 1 chiều mà vẫn chưa chuyển đổi sim chính chủ thì bị tạm khóa sim 2 chiều.
Sau 30 ngày kể từ ngày khóa sim 2 chiều nếu chủ thuê bao vẫn không thực hiện chuyển đổi sim chính chủ thì nhà mạng sẽ thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông.
Thông tin thuê bao sim chính chủ bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP, thông tin thuê bao bao gồm:
- Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);
- Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);
- Thông tin trên giấy tờ của tổ chức, bao gồm: tên tổ chức; địa chỉ trụ sở giao dịch; thông tin trên giấy tờ tùy thân của người đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và thông tin trên giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân thuộc tổ chức tương ứng với số thuê bao mà tổ chức giao cho cá nhân đó sử dụng (trường hợp tổ chức giao cho người sử dụng) theo quy định;
- Bản số hóa toàn bộ các giấy tờ của cá nhân, tổ chức đã xuất trình khi đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
- Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước);
- Hình thức thanh toán giá cước (trả trước, trả sau);
- Họ tên nhân viên giao dịch; thời gian thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; thời gian thực hiện mỗi lần cập nhật thông tin thuê bao (đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức cập nhật lại thông tin thuê bao); địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?