Tổng hợp các mẫu đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mới nhất hiện nay? Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hiện nay bao gồm những đối tượng nào?
Tổng hợp các mẫu đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mới nhất hiện nay?
* Mẫu đơn đăng ký đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp
Đối tượng bảo hộ | Quy định | Mẫu đơn |
Nhãn hiệu | Mẫu số 04-Phụ lục A-Thông tư 16/2016/TT-BKHCN | |
Sáng chế | Mẫu số 01-Phụ lục A-Thông tư 16/2016/TT-BKHCN | |
Kiểu dáng công nghiệp | Mẫu số 03-Phụ lục A-Thông tư 16/2016/TT-BKHCN | |
Chỉ dẫn địa lý | Mẫu số 05-Phụ lục A-Thông tư 16/2016/TT-BKHCN | |
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn | Mẫu số 02-Phụ lục A-Thông tư 16/2016/TT-BKHCN |
* Mẫu đơn đăng ký các đối tượng quyền tác giả.
Đối tượng bảo hộ | Quy định | Mẫu đơn |
Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học; khoa học; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; sưu tập dữ liệu; tác phẩm báo chí; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. | Mẫu số 01-Phụ lục I-Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL | |
Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. | Mẫu số 02-Phụ lục I-Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL | |
Quyền tác giả đối với chương trình máy tính. | Mẫu số 03-Phụ lục I-Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL | |
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. | Mẫu số 04-Phụ lục I-Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL | |
Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh. | Mẫu số 05-Phụ lục I-Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL | |
Quyền tác giả đối với sách giáo khoa, giáo trình. | Mẫu số 06-Phụ lục I-Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL | |
Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc, bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học. | Mẫu số 07-Phụ lục I-Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL | |
Mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan | Mẫu số 08-Phụ lục I-Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL |
* Mẫu đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
Đối tượng bảo hộ | Quy định | Mẫu đơn |
Bảo hộ giống cây trồng | Mẫu phụ lục 05 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT |
Tổng hợp các mẫu đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mới nhất hiện nay? Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hiện nay bao gồm những đối tượng nào?
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào?
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Như vậy, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Đối tượng quyền tác giả: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch.
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 như sau:
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
- Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
- Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
+ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
- Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Bên cạnh đó tại Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 cũng quy định về giới hạn quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?