Tổng hợp các mức xử phạt hành chính lĩnh trong vực kiểm toán nhà nước? Áp dụng quy định xử phạt như thế nào?
- Tổng hợp mức phạt hành chính lĩnh vực kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
- Quy định của pháp luật đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được áp dụng như thế nào?
- Có những biện pháp xử phạt chính nào đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
Tổng hợp mức phạt hành chính lĩnh vực kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
(1) Hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ
Căn cứ vào Điều 8 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ như sau:
Mức xử phạt hành chính | Hành vi |
Phạt cảnh cáo | Hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định. |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | Hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn quy định. |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | Hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn quy định. |
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | Hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn quy định. |
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | Hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước. |
(2) Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán nhà nước như sau:
Mức xử phạt hành chính | Hành vi |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | Hành vi cung cấp không kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước. |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | - Trì hoãn việc cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước; - Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước. |
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | - Không cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước; - Cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước. |
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | Hành vi từ chối cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước. |
(3) Hành vi vi phạm quy định về trả lời và giải trình liên quan đến nội dung kiểm toán
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trả lời và giải trình liên quan đến nội dung kiểm toán như sau:
Hành vi | Mức xử phạt vi phạm hành chính |
Hành vi trả lời và giải trình không kịp thời các vấn đề theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước. | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Hành vi trả lời và giải trình không chính xác, không đầy đủ các vấn đề theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước. | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Hành vi không trả lời và giải trình các vấn đề theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước. | Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối |
Hành vi từ chối trả lời và giải trình các vấn đề theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước. | Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
(4) Hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán
Căn cứ theo Điều 11 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán như sau:
Mức xử phạt hành chính | Hành vi |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | Hành vi không ký biên bản kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. |
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng | Hành vi không chấp hành quyết định kiểm toán. |
(5) Hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước
Căn cứ theo Điều 12 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước như sau:
Mức xử phạt hành chính | Hành vi |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | - Mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng cho Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; - Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước. |
(6) Hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán
Căn cứ theo Điều 13 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán như sau:
Mức xử phạt hành chính | Hành vi |
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | Hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công. |
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | Hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán. |
(7) Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
Căn cứ theo Điều 14 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước như sau:
Mức xử phạt hành chính | Hành vi |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | Chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước đến 30 ngày so với thời hạn yêu cầu của Kiểm toán nhà nước tại báo cáo kiểm toán. |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | - Thực hiện không đầy đủ một trong những kiến nghị của Kiểm toán nhà nước trong khi có điều kiện thi hành; - Chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn yêu cầu của Kiểm toán nhà nước tại báo cáo kiểm toán. |
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | - Báo cáo sai sự thật về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; - Từ chối hoặc chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn yêu cầu của Kiểm toán nhà nước tại báo cáo kiểm toán. |
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | Hành vi không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong khi có điều kiện thi hành. |
Lưu ý: Mức xử phạt hành chính nêu trên được áp dụng cho cá nhân, đối với tổ chức thì mức phạt được nhân đôi.
Tổng hợp các mức xử phạt hành chính lĩnh trong vực kiểm toán nhà nước? Áp dụng quy định xử phạt như thế nào?
Quy định của pháp luật đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được áp dụng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định việc áp dụng quy định của pháp luật đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước như sau:
- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, ngoài việc bị xử phạt theo quy định của Pháp lệnh này, còn phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước 2015, Luật Ngân sách nhà nước 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Có những biện pháp xử phạt chính nào đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 quy định như sau:
Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
a) Buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Theo như quy định trên, có 2 biện pháp xử phạt chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền
Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?