Tổng hợp ngày Tết Cổ truyền Việt Nam năm 2024? Ý nghĩa của các ngày Tết Cổ truyền Việt Nam như thế nào?
Tổng hợp ngày Tết Cổ truyền Việt Nam năm 2024? Ý nghĩa của các ngày Tết Cổ truyền Việt Nam như thế nào?
Đối với người Việt Nam, tiếng “Tết” đã trở nên vô cùng thân thuộc. Bên cạnh ngày Tết cổ truyền truyền thống, trong năm, chúng ta còn có rất nhiều ngày tết khác.
Dưới đây là tổng hợp một số ngày Tết Cổ truyền Việt Nam năm 2024 (những ngày Tết theo phong tục từ xưa đến nay) và ý nghĩa của các ngày Tết đó:
(1) Tết Nguyên đán:
Tết nguyên đán, còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các dân tộc thuộc Vùng văn hóa Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Singapore. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch trên toàn nước Việt Nam và ở một số nước có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên. Tết Nguyên Đán là ngày tết lớn và trang trọng nhất của người Việt Nam.
(2) Tết Nguyên tiêu:
Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi là Rằm tháng Giêng là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc kéo dài từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch. Theo TS. Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, Đại học Xã hội và Nhân văn, Tết Nguyên Tiêu đều bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc và có nhiều phiên bản khác nhau.
(3) Tết Hàn thực:
Trong văn hóa dân gian, Tết Hàn thực còn được gọi là Tết Bánh trôi - bánh chay (“hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”), được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Tết Hàn Thực xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tết hàn thực được biết đến là một ngày lễ thường lệ của Việt Nam, trong tiếng Hoa "hàn thực" nghĩa là "thức ăn lạnh". Mỗi lần đến Tết hàn thực mọi người đều nặn bánh trôi, bánh chay cúng lên tổ tiên vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm.
Ngày tết này ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến câu chuyện vào đời Xuân Thu giữa vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi.
(4) Tết Thanh Minh:
Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết thanh minh.
Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu thể hiện lòng thành kính của mình đối với tổ tiên.
(5) Tết Đoan ngọ:
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch, nó còn được gọi với cái tên là Tết Đoan Dương. Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Ở Việt Nam, dịp tết còn được gọi dưới cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ". Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, dịp này thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
(6) Tết Trung thu
Tết Trung Thu, theo Âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".
(7) Tết Trùng cửu:
Tết Trùng Cửu (hay còn gọi là Tết Trùng Dương, Tết người cao tuổi, Tết người già,...) là một ngày Tết bắt nguồn từ Trung Quốc, được tổ chức vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm. Trong đó, con số 9 được coi là con số dương, ngày 9/9 có hai số 9 lặp lại được gọi là Trùng Cửu hay Trùng Dương.
Tết Trùng Cửu còn được người Hoa gọi là Tết người cao tuổi, Tết người già. Vào dịp này, khắp nơi ở Trung Quốc đều tổ chức các hoạt động với đề tài kính lão, trọng già. Với họ, việc kính trọng, quan tâm và chăm sóc người già, người cao tuổi là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người con, mỗi gia đình, mỗi vùng miền nói riêng và cả nước Trung Quốc nói chung.
(8) Tết Trùng thập:
Tết Trùng Thập (Tết Song thập) còn được gọi là ngày Tết thầy thuốc, Tết cơm mới hay theo tục lệ của Phật giáo sẽ được gọi là tết Hạ Nguyên (Tết Thượng Nguyên là ngày Rằm tháng Giêng). Tết Trùng Thập sẽ được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 10 Âm lịch hàng năm (một số vùng sẽ tổ chức vào ngày 15/10 hoặc ngày 31/10 Âm lịch).
(9) Tết Hạ Nguyên:
Tết Hạ Nguyên (Lễ mừng lúa mới) là dịp lễ diễn ra vào Rằm tháng Mười Âm lịch hằng năm. Đây còn là ngày để người dân bày biện, cúng kiếng linh đình nhằm cầu an cho gia đạo hay cầu siêu cho thân nhân đã khuất.
Về nguồn gốc thì sau mỗi vụ lúa tháng Tám vừa gặt xong, công việc đồng áng cũng dần thảnh thơi hơn. Khi ấy, lúa mới, rơm mới đều có đủ cả nên người dân nghĩ ngay đến ơn nghĩa của thiên địa mưa gió thuận hòa, không lũ lụt làm hư hại mùa màng.
(10) Tết ông công, ông táo
Tết ông Công ông Táo là một trong những dịp lễ quan trọng trước Tết Nguyên Đán. Theo phong tục, Tết ông Công ông Táo sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 âm lịch), hàng năm. Vào thời điểm này, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Tổng hợp ngày Tết Cổ truyền Việt Nam năm 2024? Ý nghĩa của các ngày Tết Cổ truyền Việt Nam như thế nào? (Hình từ internet)
Người lao động được nghỉ các ngày lễ, tết nào trong năm 2024?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong năm 2024 có 11 ngày nghỉ lễ, tết đối với người lao động trong 06 dịp lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Lịch nghỉ Tết 2024 người lao động ra sao?
Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2024:
Căn cứ theo quy định tại Điều 111, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, lịch nghỉ Tết Dương lịch 2024 gồm có như sau:
Đối tượng | Người lao động, công nhân nghỉ cố định thứ 7, chủ nhật hàng tuần | Người lao động, công nhân nghỉ cố định chủ nhật hàng tuần |
Lịch nghỉ | Nghỉ từ thứ 7 ngày 30/12/2023 đến hết Thứ 2 ngày 01/01/2024. | Nghỉ từ chủ nhật ngày 31/12/2023 đến hết Thứ 2 ngày 01/01/2024. |
Lưu ý: Trường hợp nghỉ hằng tuần vào ngày khác thì được nghỉ Tết Dương lịch 2024 vào Thứ 2 ngày 01/01/2024. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ Tết Dương lịch thì được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo.
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024:
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào Tết Âm lịch 05 ngày.
Đồng thời tại Mục 5 Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 có nêu rõ các phương án nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 của người lao động như sau:
- Đối với dịp nghỉ tết Âm lịch: lựa chọn 01 ngày cuối năm Quý Mão và 04 ngày đầu năm Giáp Thìn hoặc 02 ngày cuối năm Quý Mão và 03 ngày đầu năm Giáp Thìn hoặc 03 ngày cuối năm Quý Mão và 02 ngày đầu năm Giáp Thìn.
- Thông báo phương án nghỉ tết Âm lịch năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
- Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết Âm lịch cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?