Tổng hợp những điểm mới của Thông tư 05 về tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý so với Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BTP-BNV?
Bổ sung thêm chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BTP-BNV quy định như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01
2. Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
Theo như quy định trên thì hiện nay chỉ có 02 chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý là trợ giúp viên pháp lý hạng II với mã số V02.01.01 và trợ giúp viên pháp lý hạng III với mã số là V02.01.02.
Tuy nhiện, tại Điều 2 Thông tư 05/2022/TT-BTP có quy định như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý hạng I - Mã số: V02.01.00
2. Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01
3. Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
Theo đó, trong thời gian tới sẽ có đến 3 chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý là trợ giúp viên pháp lý hạng I, trợ giúp viên pháp lý hạng II và trợ giúp viên pháp lý hạng III.
Như vậy, Thông tư 05/2022/TT-BTP đã bổ sung thêm chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I trong thời gian tới. Đây là điểm mới của Thông tư 05/2022/TT-BTP so với quy định hiện nay.
Tổng hợp những điểm mới của Thông tư 05 về tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý so với Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BTP-BNV?
Trợ giúp viên pháp lý phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BTP-BNV quy định như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BTP-BNV quy định như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Theo các quy định trên thì cả chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II và trợ giúp viên pháp lý hạng III hiện nay đều không yêu cầu phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư để đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
Tuy nhiên, tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
1. Có bằng cử nhân luật trở lên;
2. Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư;
3. Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý hoặc giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, trừ trường hợp trợ giúp viên pháp lý đã được bổ nhiệm theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 hoặc được miễn tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong thời gian tới thì viên chức trợ giúp viên pháp lý buộc phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư thì mới đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của trợ giúp viên pháp lý.
Đây là một trong những điểm mới của Thông tư 05/2022/TT-BTP so với quy định hiện nay về tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý.
Không yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với trợ giúp viên pháp lý?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BTP-BNV quy định như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BTP-BNV quy định như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Theo đó, hiện nay trợ giúp viên pháp lý hạng II phải có trình độ ngoại ngữ bậc 3 và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Trợ giúp viên pháp lý hạng III thì phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Tại điểm e khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng I- Mã số: V02.01.001
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
...
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
Tại điểm e khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
...
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
Tại điểm d khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: v2.01.02
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
...
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Như vậy, cả 03 chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I, hạng II và hạng III đều không yêu cầu trình độ ngoại ngữ theo bậc trong thời gian tới. Thay vào đó, chỉ yêu cầu cá nhân giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Bên cạnh đó, cá nhân giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý cũng chỉ cần có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản trong thời gian tới.
Đây là một trong những điểm mới của Thông tư 05/2022/TT-BTP so với quy định hiện nay.
Trên đây là tổng hợp những điểm mới của Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý trong thời gian tới.
Thông tư 05/2022/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?