TP. HCM triển khai tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4: Đối tượng nào được ưu tiên tiêm vắc xin? Loại vắc xin nào được sử dụng?

Tôi là người dân sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Những ngày qua, tôi nghe thông tin Thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4 cho người dân. Tôi muốn hỏi, đối tượng nào sẽ được tiêm vắc xin mũi 4? Thời gian bắt đầu triển khai tiêm chủng là khi nào? Mong nhận được phản hồi!

Đối tượng nào được tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Theo tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 1591/KH-UBND năm 2022 về đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:

- Người từ 50 tuổi trở lên (dự kiến số lượng là 1.873.428 người do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện cập nhật đến ngày 13 tháng 5 năm 2022).

- Người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng

- Người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đấu chống dịch, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp).

TIÊM VẮC XIN COVID-19 MŨI 4

Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng triển khai tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4 ngay khi được Bộ Y tế cung ứng vắc xin?

Hình thức tiêm như thế nào? Sử dụng loại vắc xin gì?

Theo tiểu mục 2,3,4 và tiểu mục 5 Mục II Kế hoạch 1591/KH-UBND năm 2022 như sau:

- Hình thức tiêm:

+ Tại bệnh viện, cơ sở tiêm chủng đối với người lao động đang làm việc hoặc người đang điều trị nội trú tại đơn vị (kể cả người có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác đang điều trị).

+ Tại điểm tiêm lưu động trên địa bàn theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.

+ Tại nhà đối với các trường hợp di chuyển khó khăn hoặc không thể di chuyển đến các điểm tiêm.

- Thời gian triển khai: Dự kiến bắt đầu ngay khi được Bộ Y tế cung ứng vắc xin theo nguyên tắc đơn vị nào chuẩn bị sẵn sàng và bảo đảm an toàn tiêm chủng thì triển khai.

- Loại vắc xin, khoảng cách:

+ Vắc xin sử dụng: Vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); Vắc xin do AstraZeneca sản xuất; Vắc xin cùng loại với mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3).

+ Khoảng cách: ít nhất là 04 tháng sau khi tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3); đối với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3), trì hoãn tiêm chủng 03 tháng kể từ ngày mắc COVID-19.

Thành phố Hồ Chí Minh lập danh sách đối tượng tiêm vắc xin mũi 4 như thế nào?

Theo tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch 1591/KH-UBND năm 2022 về hoạt động lập danh sách đối tượng để tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) như sau:

- Cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm lập danh sách người bệnh đang quản lý, điều trị tại đơn vị; tổ chức tiệm theo hướng dẫn chuyên môn nếu đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng theo quy định hoặc hướng dẫn người bệnh về địa phương đăng ký tiêm.

- Cơ sở y tế lập danh sách người làm việc tại đơn vị đủ điều kiện tiêm vắc xin liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) để tổ chức tiệm (nếu cơ sở đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng COVID-19); trong trường hợp chưa đủ điều kiện tiêm chủng thì chủ động phối hợp với cơ sở tiêm chủng khác hoặc địa phương nơi trú đóng để tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động đang làm việc tại đơn vị theo quy định.

- Cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy có quản lý điều trị người nhiễm HIV lập danh sách người bệnh đủ điều kiện tiêm vắc xin liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm vắc xin cho người bệnh.

- Cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chủ động rà soát, lập danh sách

- Cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chủ động rà soát, lập danh sách người lao động đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) gửi về cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp chính quyền địa phương nơi đơn vị trú đóng tổ chức tiệm.

- Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn lập danh sách người dân thuộc các nhóm đối tượng nêu trên đã đến thời hạn tiêm liều nhắc lại lần 2 (mùi 4) để tổ chức điểm tiêm tại địa phương.

Lưu ý: Về cơ bản danh sách đã có trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; ngành Y tế cung cấp biểu mẫu lập danh sách cho các đơn vị; đồng thời tiếp tục thực hiện quy trình “làm sạch dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và triển khai kỷ Xác nhận “Hộ chiếu vắc xin".

Đồng thời, Thành phố tổ chức các hình thức tiêm chủng thuận lợi cho người dân và đảm bảo chất lượng, an toàn tiêm chủng, an toàn phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

- Tổ chức nhiều hình thức tiêm chủng đáp ứng nhu cầu người dân, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương và đơn vị tiêm chủng như: điểm tiêm tại cơ sở y tế, điểm tiêm/xe tiêm lưu động trong cộng đồng, đội tiêm tại nhà cho người không thể đến điểm tiêm; thực hiện tiêm chủng theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

- Đối với điểm tiêm cố định, điểm tiêm lưu động, bố trí quy trình tiêm chủng theo đúng quy định; đảm bảo sẵn sàng xử trí, cấp cứu phản ứng sau tiêm.

- Giám sát, xử trí và báo cáo kịp thời, đầy đủ các sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

- Tùy vào số lượng người đến hạn tiêm chủng mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4), sắp xếp tổ chức các điểm tiêm; thông báo lịch tiêm (địa điểm, thời gian, đối tượng cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận điểm tiêm dễ dàng.

- Tất cả điểm tiêm chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, thuốc, trang thiết bị cấp cứu, Bộ trị mạng lưới cấp cứu ngoại viện và xe cấp cứu của các bệnh viện trực tại vị trí được công để hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm khi có tình huống phát sinh,

- Các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng tiếp nhận, xử trí ban đầu trước khi chuyển viên các trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Tiếp tục “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và triển khai ký xác nhận “Hộ chiếu vắc xin”

Theo tiểu mục 4 Mục III Kế hoạch 1591/KH-UBND năm 2022 về việc tiếp tục “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và triển khai ký xác nhận “Hộ chiếu vắc xin” như sau:

- Các đơn vị tổ chức tiêm chủng hướng dẫn người dân phối hợp cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và lịch sử tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 khi được lập danh sách tiêm chủng và khi đến điểm tiêm.

- Các đơn vị tổ chức tiêm chủng hướng dẫn người dân phối hợp cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và lịch sử tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 khi được lập danh sách tiêm chủng và khi đến điểm tiêm.

- Các đơn vị y tế và chính quyền địa phương, Công an cấp xã phối hợp chặt chẽ thực hiện quy trình xác minh thông tin tiêm chủng đối với danh sách đăng ký tiêm chủng trước khi tổ chức tiệm.

- Cơ sở tiêm chủng thực hiện kiểm tra, đối chiếu các thông tin cá nhân và lịch sử tiêm chủng của người được tiêm với danh sách đăng ký trước khi thực hiện tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4), cập nhật ngay các thông tin tiêm chủng của người được tiêm vào Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, đặc biệt là những người chưa được nhập dữ liệu những lần tiêm vắc xin trước; thực hiện ký số toàn bộ dữ liệu tiêm chủng đã được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn tại Công văn số 1908/BYT-CNTT ngày 15 tháng 4 năm 2002 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn triển khai ký xác nhận “Hộ chiếu vắc xin”,

- Ngoài việc nhập dữ liệu vào Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 theo quy định, tất cả đơn vị tổ chức, đơn vị tiêm chủng có biện pháp lưu trữ danh sách người được tiêm vắc xin tại đơn vị, tại địa phương để sử dụng cho trường hợp cần đối chiếu với dữ liệu trên Nền tảng.

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
866 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào