TP.HCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100 đối với người đi xe máy tụ tập gây cản trở giao thông?
- TPHCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ?
- Sắp tới, người đi xe tụ tập gây cản trở giao thông trên địa bàn TPHCM có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Quy tắc áp dụng mức phạt tiền gấp đôi theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với thời điểm xảy ra các hành vi vi phạm
- Thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc về ai?
TPHCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ?
Theo quy định tại Điều 2 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì mức phạt tối đa đối với cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 75 triệu đồng, cụ thể như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc áp dụng:
1. Khung tiền phạt quy định đối với hành vi vi phạm hành chính trong Nghị quyết bằng 02 lần khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị quyết này là mức phạt tối đa đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 75 triệu đồng."
Theo đó, sắp tới, với một số hành vi vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn TPHCM sẽ áp dụng khung phạt tiền gấp đôi so với mức phạt tiền được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021). Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm một số quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 75 triệu đồng.
TP.HCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với người đi xe máy tụ tập gây cản trở giao thông?
Sắp tới, người đi xe tụ tập gây cản trở giao thông trên địa bàn TPHCM có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 5 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì người đi xe máy tụ tập gây cản trở giao thông sẽ bị phạt tiền như sau:
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (theo hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021)
...
2. Phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật (theo hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021))
b) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt (theo hành vi quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Theo đó, người có hành vi dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sắp tới sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Đồng thời, các hành vi vi phạm nêu trên còn bị có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) theo quy định tương ứng tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Quy tắc áp dụng mức phạt tiền gấp đôi theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với thời điểm xảy ra các hành vi vi phạm
Theo quy định tại Điều 6 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì tùy trường hợp hành vi vi phạm xảy ra vào thời điểm nào để áp dụng mức phạt cũ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP hay mức phạt mới, cụ thể như sau:
"Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị quyết xảy ra trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng mức tiền phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021)
2. Trong trường hợp Chính phủ ban hành Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (viết tắt là Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung) thì áp dụng theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tại Nghị quyết này thấp hơn mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng của Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng mức tiền phạt theo Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
b) Trường hợp mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tại Nghị quyết này cao hơn mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng của Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng mức tiền phạt theo Nghị quyết này."
Thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 3 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
"Điều 3. Thẩm quyền xử phạt
Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021) có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị quyết này."
Theo đó, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021) có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị quyết này.
Chi tiết nội dung Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?