TP.HCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với xe ô tô đi vào khu vực cấm?
- TPHCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ?
- Sắp tới, xe ô tô đi vào khu vực cấm trên địa bàn TPHCM có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Quy tắc áp dụng mức phạt tiền gấp đôi theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với thời điểm xảy ra các hành vi vi phạm
- Thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc về ai?
TPHCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ?
Theo quy định tại Điều 2 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì mức phạt tối đa đối với cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 75 triệu đồng, cụ thể như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc áp dụng:
1. Khung tiền phạt quy định đối với hành vi vi phạm hành chính trong Nghị quyết bằng 02 lần khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị quyết này là mức phạt tối đa đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 75 triệu đồng."
Theo đó, sắp tới, với một số hành vi vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn TPHCM sẽ áp dụng khung phạt tiền gấp đôi so với mức phạt tiền được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021). Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm một số quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 75 triệu đồng.
TP.HCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với xe ô tô đi vào khu vực cấm?
Sắp tới, xe ô tô đi vào khu vực cấm trên địa bàn TPHCM có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì xe ô tô đón trả khách không đúng nơi quy định trên địa bàn TPHCM trong thời gian tới sẽ bị phạt tiền như sau:
"Điều 4. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và quy định về vận tải đường bộ (theo hành vi quy định tại Điều 5, Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021)
...
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đối với hành vi đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào với loại phương tiện đang điều khiển (theo hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021)."
Theo đó, nếu cá nhân điều khiển xe ô tô đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào với loại phương tiện đang điều khiển có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.
Đồng thời, các hành vi vi phạm nêu trên còn bị có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) theo quy định tương ứng tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Quy tắc áp dụng mức phạt tiền gấp đôi theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với thời điểm xảy ra các hành vi vi phạm
Theo quy định tại Điều 6 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì tùy trường hợp hành vi vi phạm xảy ra vào thời điểm nào để áp dụng mức phạt cũ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP hay mức phạt mới, cụ thể như sau:
"Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị quyết xảy ra trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng mức tiền phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021)
2. Trong trường hợp Chính phủ ban hành Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (viết tắt là Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung) thì áp dụng theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tại Nghị quyết này thấp hơn mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng của Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng mức tiền phạt theo Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
b) Trường hợp mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tại Nghị quyết này cao hơn mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng của Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng mức tiền phạt theo Nghị quyết này."
Thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 3 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
"Điều 3. Thẩm quyền xử phạt
Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021) có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị quyết này."
Theo đó, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021) có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị quyết này.
Chi tiết nội dung Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?