Trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong công tác thực hiện nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật?

Trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong công tác thực hiện nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật được quy định như thế nào? – Đây là câu hỏi của bạn Nhựt Hùng.

Trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong công tác thực hiện nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 1 Công văn 239/TB-VPCP năm 2022 hướng dẫn về trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong hoạt động nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng pháp luật như sau:

“Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng thể chế, từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ đã tổ chức 04 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ đạo về công tác xây dựng thể chế, pháp luật. Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng pháp luật, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện các yêu cầu sau:
1.Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật của Bộ, cơ quan ngang bộ; trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, đề nghị xây dựng luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, bảo đảm đúng tiến độ được Thủ tướng Chính phủ giao; bám sát các vấn đề thực tiễn phát sinh, tham vấn rộng rãi ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của chính sách; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội và các cơ quan liên quan, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcViệt Namvà các tổ chức thành viên của Mặt trận; chủ động truyền thông các dự kiến chính sách, tạo sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2022.”

Theo đó, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần phải bám sát các vấn đề thực tiễn phát sinh, tham vấn rộng rãi ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của chính sách để thực hiện nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng pháp luật.

Bám sát các vấn đề thực tiễn phát sinh, tham vấn ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật?

Trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong công tác thực hiện nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật? (Hình từ internet)

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng, trình các dự án luật?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Thông báo 239/TB-VPCP năm 2022 hướng dẫn về hoạt động triển khai kế hoạch xây dựng dự án luật như sau:

“2. Triển khai kế hoạch xây dựng dự án luật, đề nghị xây dựng luật theo đúngquy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 39/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 6 năm 2022 ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm tiến độ theo đúng Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Việc trình các dự án luật, đề nghị xây dựng luật phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng, trình các dự án luật; chủ động tham mưu nội dung và đề xuất Chính phủ tổ chức các Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì lập đề nghị xây dựng luật; chuẩn bị dự thảo văn bản thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tiến độ thực hiện nhiệm vụ, sớm chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp thẩm định theo đúng quy định.
- Bộ Tư pháp tiếp tục nâng cao, đảm bảo chất lượng công tác thẩm định dự án luật theo quy định tại Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các bộ, cơ quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong công tác thẩm định, cử đại diện có trách nhiệm, năng lực tham gia Hội đồng thẩm định.
- Cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 59 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế làm việc của Chính phủ, trình Thường trực Chính phủ, Chính phủ.
- Văn phòng Chính phủ phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo xác định vấn đề khác nhau cần xin ý kiến Thành viên Chính phủ báo cáo Phó Thủ tướng phụ trách xem xét, quyết định; đồng thời Văn phòng Chính phủ báo cáo Phó Thủ tướng phụ trách cho ý kiến chỉ đạo về nội dung dự án luật.
- Trường hợp còn có ý kiến khác nhau, cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8 Quy chế làm việc của Chính phủ; Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo họp với các bộ, cơ quan liên quan về các vấn đề còn ý kiến khác nhau để thống nhất ý kiến trước khi trinh Chính phủ, xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 60 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bộ Tư pháp báo cáo về kết quả tiếp thu ý kiến thẩm định, Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến thẩm tra, báo cáo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ.
- Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ; cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến Thường trực Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ.
- Bộ Tư pháp báo cáo về kết quả tiếp thu ý kiến thẩm định và tiếp thu ý kiến của Thường trực Chính phủ; Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến thẩm tra báo cáo tại Phiên họp Chính phủ.
- Văn phòng Chính phủ dự thảo Nghị quyết Phiên họp Chính phủ, xin ý kiến Thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị quyết, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định.
- Cơ quan chủ trì soạn thảo, các bộ, cơ quan tham dự đầy đủ các cuộc họp Thường trực Chính phủ, họp Chính phủ; bảo đảm đúng yêu cầu về hình thức, nội dung hồ sơ trình; gửi tài liệu họp Chính phủ, Thường trực Chính phủ chậm nhất trước khi họp 03 ngày làm việc theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ. Văn phòng Chính phủ chủ động phối hợp, kiểm tra, đôc đốc các bộ cơ quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu gửi cho đại biểu dự họp theo đúng quy định.
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc công tác xây dựng pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ; thống kê các dự án luật chậm tiến độ, không thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục, không bảo đảm chất lượng và đề xuất biện pháp xử lý, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.”

Theo đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng, trình các dự án luật; chủ động tham mưu nội dung và đề xuất Chính phủ tổ chức các Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật để đảm bảo các yêu cầu về việc trình các dự án luật, đề nghị xây dựng luật.

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Bộ Tư pháp đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án Luật?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 3 Thông báo 239/TB-VPCP năm 2022 hướng dẫn về hoạt động khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án luật như sau:

“3. Các cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 42 khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Bộ Tư pháp đẩy nhanh tiến độ thẩm định, Văn phòng Chính phủ chuẩn bị Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật trong tháng 8 năm 2022”

Như vậy, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần phải bám sát các vấn đề thực tiễn phát sinh, tham vấn rộng rãi ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học để thực hiện nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng pháp luật.

Xây dựng pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về công tác xây dựng pháp luật theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội thế nào?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Đại biểu dân cử có phải là cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật không?
Pháp luật
Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Luật đúng hay không?
Pháp luật
Chuyên viên về xây dựng pháp luật tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc các lĩnh vực nào?
Pháp luật
Chuyên viên về xây dựng pháp luật cần có trình độ như thế nào? Công việc cụ thể trong việc xây dựng văn bản?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật cần có trình độ đào tạo như thế nào? Công việc cụ thể của vị trí này?
Pháp luật
Công việc cụ thể của Chuyên viên chính về xây dựng pháp luật trong việc xây dựng văn bản được quy định ra sao?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về xây dựng pháp luật có những quyền hạn cụ thể nào? Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc?
Pháp luật
Hồ sơ trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc cần những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng pháp luật
605 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xây dựng pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xây dựng pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào