Trách nhiệm của cán bộ tham mưu trong phòng chống tham nhũng theo Quy định 114-QĐ/TW 2023 ra sao?
Trách nhiệm của cán bộ tham mưu trong phòng chống tham nhũng theo Quy định 114-QĐ/TW 2023 ra sao?
Ngày 11/7/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, thay thế Quy định 205-QĐ-TW năm 2019.
Theo đó, trách nhiệm phòng chống tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ của cán bộ tham mưu được xác định tại Điều 10 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023.
Cụ thể như sau:
Trách nhiệm của cán bộ tham mưu
1. Nắm vững, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; tình hình và yêu cầu về cán bộ ở địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi. Bảo đảm khách quan, công tâm, trung thực, chính xác, thận trọng, chặt chẽ trong tham mưu, đề xuất về công tác cán bộ. Không tham mưu, đề xuất bố trí cán bộ vi phạm Khoản 5, Điều 6 Quy định này.
2. Chịu trách nhiệm về đề xuất của mình và thẩm định hồ sơ nhân sự kịp thời, đầy đủ, chính xác. Báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền về nhân sự và phương án nhân sự thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi.
3. Kịp thời phát hiện, báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền những dấu hiệu tiêu cực, sai phạm trong công tác cán bộ ở địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi và kiến nghị việc xử lý.
Như vậy, cán bộ tham mưu có 03 trách nhiệm nêu trên trong công tác cán bộ.
Trách nhiệm của cán bộ tham mưu trong phòng chống tham nhũng theo Quy định 114-QĐ/TW 2023 ra sao? (Hình từ Internet)
Việc xử lý hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
1. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
b) Bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm. Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
c) Bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
d) Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
Như vậy, việc xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
Trách nhiệm của thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo trong phòng chống tham nhũng công tác cán bộ ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Trách nhiệm của thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo
1. Thực hiện nghiêm quyền hạn, trách nhiệm trong công tác cán bộ. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực đến cấp có thẩm quyền những nội dung có liên quan đến nhân sự thuộc thẩm quyền được phân công theo dõi, quản lý; thể hiện rõ chính kiến, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình và được bảo lưu ý kiến.
2. Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đề xuất, nhận xét, đánh giá, xác nhận hồ sơ, lý lịch, các giấy tờ có liên quan của nhân sự thuộc thẩm quyền được phân công theo dõi, quản lý. Chịu trách nhiệm chung đối với quyết định không đúng của tập thể lãnh đạo về công tác cán bộ, trừ trường hợp đã có ý kiến không đồng ý được ghi trong biên bản cuộc họp hoặc đã báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
3. Tự giác báo cáo với cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo mà mình là thành viên khi xem xét nhân sự là người có quan hệ gia đình với mình.
4. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, sai phạm trong công tác cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực thuộc thẩm quyền được giao phụ trách.
5. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
Theo đó, trong công tác cán bộ, thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo có 05 trách nhiệm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?