Trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa, tổ chức, cá nhân thuê phương tiện thủy nội địa được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi về việc sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân thuê phương tiện thủy nội địa? - câu hỏi của chị An (Thái Bình).

Trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa và tổ chức, cá nhân thuê phương tiện thủy nội địa quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Trách nhiệm của chủ phương tiện và tổ chức, cá nhân thuê phương tiện
1. Chịu trách nhiệm về điều kiện hoạt động của phương tiện theo quy định của pháp luật. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo quy định của pháp luật về đăng kiểm phương tiện.
2. Lập sổ danh bạ thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, lập sổ nhật ký phương tiện đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 250 tấn trở lên hoặc phương tiện chở khách có sức chở từ 50 (năm mươi) khách trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bố trí số lượng các chức danh thuyền viên trên phương tiện tối thiểu bằng hoặc nhiều hơn số thuyền viên quy định tại Điều 18 của Thông tư này; trường hợp phương tiện hoạt động quá một ca làm việc trong một ngày, có trách nhiệm tổ chức, bố trí lao động phù hợp để đảm bảo đúng thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật lao động.
4. Ngoài những chức danh thuyền viên đã được quy định trong định biên an toàn tối thiểu tại Điều 18 của Thông tư này, trong trường hợp cần thiết, được bố trí thêm thuyền viên hoặc các chức danh như: Y tá, điện báo viên, thợ lặn, thợ cuốc, thợ hút, thợ kích kéo, nhân viên phục vụ và chức danh khác nhằm đảm bảo yêu cầu công việc.
5. Quy định phạm vi trách nhiệm của các chức danh khác làm việc trên phương tiện chưa có trong định biên an toàn tối thiểu quy định tại Thông tư này.
6. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho thuyền viên và các chức danh khác làm việc trên phương tiện.
7. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường, thu gom, lưu trữ và chuyển chất thải đến nơi tiếp nhận để xử lý theo quy định.
8. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức diễn tập các tình huống khẩn cấp cho thuyền viên và người tập sự thuyền viên.
9. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trách nhiệm của chủ phương tiện và tổ chức, cá nhân thuê phương tiện như sau:

- Chịu trách nhiệm về điều kiện hoạt động của phương tiện. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo quy định của pháp luật về đăng kiểm phương tiện.

- Lập sổ danh bạ thuyền viên, lập sổ nhật ký phương tiện đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 250 tấn trở lên hoặc phương tiện chở khách có sức chở từ 50 khách trở lên theo mẫu quy định.

- Bố trí số lượng các chức danh thuyền viên trên phương tiện tối thiểu bằng hoặc nhiều hơn số thuyền viên quy định tại Điều 18 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT; trường hợp phương tiện hoạt động quá một ca làm việc trong một ngày, có trách nhiệm tổ chức, bố trí lao động phù hợp để đảm bảo đúng thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật lao động.

- Trong trường hợp cần thiết, được bố trí thêm thuyền viên hoặc các chức danh như: Y tá, điện báo viên, thợ lặn, thợ cuốc, thợ hút, thợ kích kéo, nhân viên phục vụ và chức danh khác nhằm đảm bảo yêu cầu công việc.

- Quy định phạm vi trách nhiệm của các chức danh khác làm việc trên phương tiện chưa có trong định biên an toàn tối thiểu quy định tại Thông tư 39/2019/TT-BGTVT

- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho thuyền viên và các chức danh khác làm việc trên phương tiện.

- Phòng ngừa ô nhiễm môi trường, thu gom, lưu trữ và chuyển chất thải đến nơi tiếp nhận để xử lý theo quy định.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức diễn tập các tình huống khẩn cấp cho thuyền viên và người tập sự thuyền viên.

- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa, tổ chức, cá nhân thuê phương tiện thủy nội địa được quy định thế nào?

Trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa, tổ chức, cá nhân thuê phương tiện thủy nội địa được quy định thế nào? (Hình từ Internet).

Trách nhiệm của chủ phương tiện và tổ chức, cá nhân thuê phương tiện thủy nội địa được sửa đổi như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 33/2022/TT-BGTVT quy định như sau;

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2019/TTBGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:
“2. Lập sổ danh bạ thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, lập sổ nhật ký hành trình và sổ nhật ký máy đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 250 tấn trở lên hoặc phương tiện chở khách có sức chở từ 50 (năm mươi) khách trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này."

Như vậy, Thông tư 33/2022/TT-BGTVT đã sửa đổi quy định đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 250 tấn trở lên hoặc phương tiện chở khách có sức chở từ 50 (năm mươi) khách trở lên , thay vì chỉ cần lập sổ nhật ký phương tiện như Thông tư 39/2019/TT-BGTVT thì Thông tư 33/2022/TT-BGTVT quy định phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 250 tấn trở lên phải hoặc phương tiện chở khách có sức chở từ 50 (năm mươi) khách trở lên lập sổ nhật ký hành trình và sổ nhật ký máy.

Mẫu sổ nhật ký hành trình và sổ nhật ký máy quy định như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2022/TT-BGTVT quy định mẫu nhật ký hành trình.

Tải mẫu nhật ký hành trình: Tại đây

Căn cứ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2022/TT-BGTVT quy định mẫu nhật ký máy.

Tải mẫu nhật ký máy: Tại đây

Thông tư 33/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/02/2023

Phương tiện thủy nội địa Tải về trọn bộ các văn bản về Phương tiện thủy nội địa hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương tiện thủy nội địa được phân nhóm như thế nào?
Pháp luật
Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường thủy nội địa theo Thông tư 26 như thế nào?
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần 10 tấn thì cần đáp ứng điều kiện gì để hoạt động?
Pháp luật
Người lái phương tiện thủy nội địa phải mang theo giấy tờ gì khi làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm?
Pháp luật
Phương tiện thủy nội địa là gì? Điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Pháp luật
Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại 2 phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kỹ thuật nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Pháp luật
Danh mục các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa từ 01/01/2023?
Pháp luật
Tàu cao tốc chở khách được hiểu là như thế nào? Tàu cao tốc chở khách có được miễn lệ phí trước bạ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện thủy nội địa
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,151 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào