Trách nhiệm giải trình, nội dung giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước là gì? Trường hợp nào phải đình chỉ việc giải trình này?
- Trách nhiệm giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước là gì? Nội dung giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm những gì?
- Văn bản giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước phải có các nội dung gì?
- Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình là gì?
- Trường hợp nào được từ chối yêu cầu giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước?
- Trường hợp nào phải đình chỉ việc giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước?
Trách nhiệm giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước là gì? Nội dung giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 định nghĩa trách nhiệm giải trình như sau:
Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định nội dung giải trình bao gồm:
- Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
- Thẩm quyền ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
- Trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
- Nội dung của quyết định, hành vi.
Trách nhiệm giải trình là gì? Nội dung giải trình bao gồm những gì? Trường hợp nào phải đình chỉ việc giải trình? (Hình từ Internet)
Văn bản giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước phải có các nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định văn bản giải trình phải có các nội dung sau:
- Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình.
- Nội dung yêu cầu giải trình.
- Kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có).
- Căn cứ pháp lý thực hiện việc giải trình.
- Nội dung giải trình cụ thể.
Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình là:
- Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.
Trường hợp nào được từ chối yêu cầu giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định những trường hợp sau đây được từ chối yêu cầu giải trình:
- Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
- Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng.
- Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình.
- Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào phải đình chỉ việc giải trình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình
1. Trong quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định tạm đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;
b) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện trách nhiệm giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình.
2. Người thực hiện trách nhiệm giải trình tiếp tục thực hiện việc giải trình khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn.
3. Người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau:
a) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;
b) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;
c) Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình.
Như vậy theo quy định trên người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau:
- Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình.
- Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật.
- Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?