Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?

Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn đối với từng cá nhân, tổ chức theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 được quy định như thế nào? - Chị Yến (Đồng Hới)

Ô nhiễm tiếng ồn là gì?

Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Hầu hết ở các nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa.

Ô nhiễm tiếng ồn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: từ các hoạt động của con người, quy hoạch đô thị, phương tiện giao thông...

Ô nhiễm tiếng ồn gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe con người, giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, còn có thể gây tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ và các tác hại khác....

Pháp luật về trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn là bao nhiêu?

Theo QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT quy định về giới hạn tiếng ồn áp dụng cho tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn cụ thể như sau:

- Đối với khu vực đặc biệt: Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác; giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn theo mức âm tương đương như sau:

+ Từ 6 giờ đến 21 giờ: 55 dBA;

+ Từ 21 giờ đến 6 giờ: 45 dBA.

- Đối với khu vực bình thường bao gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính... Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn theo mức âm tương đương như sau:

+ Từ 6 giờ đến 21 giờ: 70 dBA;

+ Từ 21 giờ đến 6 giờ: 55 dBA.

* Lưu ý: dba là đơn vị đo độ ồn âm thanh, là khoảng đo độ ồn tiêu chuẩn. Ví dụ một nơi yên tĩnh thông thường có độ ồn dưới 30dba.

Quy định về trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn được thực hiện như thế nào?

Hiện nay, để kiểm soát tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra nhiều quy định để điều chỉnh vấn đề này bao gồm:

- Tại khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường;

- Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung phải được xác định rõ trong nội dung Giấy phép môi trường và yêu cầu giảm thiểu tiếng ồn bảo vệ môi trường;

- Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nếu có nguy cơ phát tán tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người thì cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo hướng dẫn tại Điều 52 Nghị định 08/2022/NĐ-CP;

- Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề phải xây dựng và thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn;

- Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường 2020, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm không gây tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường. Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn;

- Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm có biện pháp không phát tán tiếng ồn vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

- Quy định về quản lý và kiểm soát tiếng ồn đối với tổ chức cá nhân tại Điều 89 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

+ Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ.

+ Tổ chức, cá nhân trong khu dân cư gây tiếng ồn phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm tác động xấu đến cộng đồng dân cư.

+ Tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng ồn phải có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Đồng thời, Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ban hành mức xử phạt hành chính đối với vi phạm các quy định về tiếng ồn bao gồm:

Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.

Và kèm theo các hành vi xử phạt bổ sung, cũng như biện pháp khắc nhằm đảm bảo các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường được chặt chẽ hơn.

Lưu ý: mức xử phạt nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân (khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

Tiếng ồn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ sở sản xuất gây ồn ào bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Hát karaoke gây ồn, đồng thời có hành vi vứt bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, nơi công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hàng xóm hát karaoke ồn ào có thể báo chính quyền xử phạt không? Vi phạm các quy định về tiếng ồn xử lý như thế nào?
Pháp luật về trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 được quy định như thế nào?
Trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếng ồn
8,082 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếng ồn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiếng ồn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào