Trang thông tin điện tử Quảng Trị có địa chỉ web là gì? Văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị có giá trị như thế nào?
- Trang thông tin điện tử Quảng Trị có địa chỉ web là gì?
- Văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị có giá trị như thế nào?
- Yêu cầu tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị ra sao?
- Việc tiếp nhận, đăng ký, số hóa văn bản điện tử đến giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị được thực hiện như thế nào?
Trang thông tin điện tử Quảng Trị có địa chỉ web là gì?
Quảng Trị có vị trí địa kinh tế - chính trị quan trọng, là giao điểm của trục kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, có điều kiện giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, trong đó có các tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia; đặc biệt có tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), tuyến...
Trang thông tin điện tử Quảng Trị là Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị có địa chỉ web như sau: https://www.quangtri.gov.vn/
Ngoài ra, có thể tham khảo một số thông tin liên hệ trang thông tin điện tử Quảng Trị như sau:
Địa chỉ: 45 Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 0233.3854.486 - Fax: 0233.3553.350
Email: congthongtindientu@quangtri.gov.vn
Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Trị
Trang thông tin điện tử Quảng Trị có địa chỉ web là gì? Văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị có giá trị như thế nào? (Hình từ internet)
Văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị có giá trị như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-UBND 2021, quy định văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị có giá trị như sau:
- Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
- Chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.
- Văn bản điện tử không thuộc khoản 1 Điều 4 Quyết định 500/QĐ-UBND 2021 được gửi, nhận qua hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc có giá trị để biết, tham khảo, không thay thế cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
Yêu cầu tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-UBND 2021, quy định về yêu cầu tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị gồm có như sau:
- Văn bản điện tử phải được đảm bảo tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình phát hành, tiếp nhận, xử lý và lưu trữ.
- Văn bản điện tử phải được phát hành ngay trong ngày văn bản đó được ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có).
Văn bản điện tử đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” phải được đặt chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận.
- Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
- Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư; hình thức dấu, chữ ký số của người có thẩm quyền và chữ ký số của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-UBND 2021; về định dạng theo quy định tại Thông tư 39/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
- Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại phụ lục VI Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư và các quy định của pháp luật có liên quan.
Việc tiếp nhận, đăng ký, số hóa văn bản điện tử đến giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10, Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-UBND 2021, quy định việc tiếp nhận, đăng ký, số hóa văn bản điện tử đến giữa các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Trị được thực hiện như sau:
(1) Tiếp nhận văn bản điện tử đến:
- Khi tiếp nhận văn bản điện tử, Bên nhận phải kiểm tra tính xác thực và toàn vẹn của văn bản điện tử và thực hiện tiếp nhận trên hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
- Trường hợp văn bản điện tử không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này hoặc gửi sai nơi nhận thì cơ quan, tổ chức nhận văn bản phải trả lại cho cơ quan, tổ chức gửi văn bản trên hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Trường hợp phát hiện có sai sót hoặc dấu hiệu bất thường thì Văn thư cơ quan báo ngay người có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho Bên gửi văn bản.
- Sau khi tiếp nhận văn bản điện tử, Bên nhận gửi phản hồi trạng thái tiếp nhận xử lý văn bản điện tử cho Bên gửi ngay trong ngày qua hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc cho Bên gửi về việc đã nhận văn bản.
- Đối với văn bản điện tử có thông báo thu hồi: Khi nhận được thông báo thu hồi văn bản điện tử, Bên nhận có trách nhiệm hủy bỏ văn bản điện tử được thu hồi đó trên hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc, đồng thời thông báo việc đã xử lý văn bản điện tử được thu hồi thông qua hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc để Bên gửi biết.
(2) Đăng ký, số hóa văn bản đến:
- Đăng ký văn bản điện tử đến:
Sau khi tiếp nhận và kiểm tra văn bản đến, Văn thư cơ quan đăng ký vào hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Trường hợp cần thiết, Văn thư cơ quan thực hiện số hóa văn bản đến theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-UBND 2021.
Văn thư cơ quan cập nhật vào hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc các trường thông tin đầu vào của dữ liệu quản lý văn bản đến theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Văn bản đến được đăng ký vào hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc phải được in ra giấy đầy đủ các trường thông tin theo mẫu Sổ quản lý văn bản đến, ký nhận và đóng sổ để quản lý.
- Tiêu chuẩn của văn bản số hóa:
+ Định dạng Portable Document Format (.pdf), phiên bản 1.4 trở lên;
+ Ảnh màu;
+ Độ phân giải tối thiểu: 200 dpi;
+ Tỷ lệ số hóa: 100%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?