Triển khai công tác bảo vệ môi trường nông thôn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung, tiêu chí bảo vệ môi trường nông thôn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Theo Công văn 5045/BTNMT-TCMT năm 2022 nêu rõ:
Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn và phân công trách nhiệm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường “chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn, biện pháp thu gom và xử lý chất thải phù hợp, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường nông thôn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định 320/QĐ- TTg năm 2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có các nội dung, chỉ tiêu cụ thể đối với tiêu chí bảo vệ môi trường, theo đặc thù từng vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn quốc.
Để hướng dẫn triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các Công văn 2155/BTNMT-TCMT năm 2022 hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu về môi trường và chất lượng cuộc sống và Công văn 3659/BTNMT-TCMT năm 2022 hướng dẫn một số nội dung thành phần Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong đó đã đề cập đến các nội dung quy định về bảo vệ môi trường nông thôn theo yêu cầu tại Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020, bao gồm: yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề; cụm dân cư; cảnh quan, cây xanh, ao hồ, nguồn nước mặt; các biện pháp thu gom và xử lý chất thải, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường nông thôn.
Triển khai công tác bảo vệ môi trường nông thôn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn? (Hình từ Internet)
Nội dung yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn?
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 1 Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Bảo vệ môi trường nông thôn
1. Yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như sau:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Cụm dân cư nông thôn phải có hệ thống thoát nước và biện pháp xử lý nước thải phù hợp; điểm tập kết chất thải phải được bố trí hợp lý; không chăn, thả động vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng; khuyến khích hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường;
c) Cảnh quan, cây xanh, ao hồ, hệ sinh thái nước mặt, nguồn nước phải được giữ gìn, bảo vệ, phục hồi và cải tạo;
d) Chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất;
đ) Chất lượng môi trường nông thôn phải được theo dõi, đánh giá; khu vực ô nhiễm phải được xác định, khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường.
...
Như vậy, nội dung yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn được thực hiện theo quy định nêu trên.
Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi trường nông thôn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Ủy ban nhân dân các cấp được giao các nhiệm vụ sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; tổ chức hoạt động giữ gìn vệ sinh, cải tạo cảnh quan nông thôn; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý công tác thu gom và xử lý chất thải quy mô cấp huyện; đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn; tổ chức theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tại các điểm, khu vực ô nhiễm trên địa bàn nông thôn;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, bố trí nguồn lực thực hiện nội dung về bảo vệ môi trường nông thôn; chỉ đạo, tổ chức việc xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn; ban hành, hướng dẫn áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải, xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?