Triển khai lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
- Lộ trình thực hiện tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030?
- Thực hiện tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 với nguồn kinh phí như thế nào?
- Nhiệm vụ của các cơ quan, ban ngành trong việc tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030?
- Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao sức khỏe trong nhân dân hiện nay như thế nào?
Lộ trình thực hiện tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2022 quy định lộ trình thực hiện tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030 như sau:
- Đồng ý với Lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Y tế tại Tờ trình số 1058/TTr-BYT ngày 15 tháng 7 năm 2021, Báo cáo số 312/BC-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2022 và Báo cáo số 657/BC-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2022, trong đó:
+ Đưa vắc xin phòng bệnh do vi rút Rota từ năm 2002, vắc xin phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2030 và vắc xin phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030.
+ Phạm vi và số đối tượng thụ hưởng theo đề xuất của Bộ Y tế tại Báo cáo số 312/BC-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2022 và Báo cáo số 657/BC-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2022.
+ Trong trường hợp huy động được nguồn viện trợ, hỗ trợ trong nước, hoặc được bổ sung ngân sách nhà nước, Bộ Y tế quyết định việc có thể thực hiện lộ trình này sớm hơn.
- Đồng ý cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khả năng cân đối ngân sách địa phương mua vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung nếu có thể tiếp cận với mức giá ưu đãi cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao khác ngoài Tiêm chủng mở rộng ngay từ giai đoạn 2022 - 2025 nhằm khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng phòng bệnh.
Triển khai lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào? (Hình từ internet)
Thực hiện tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 với nguồn kinh phí như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2022 quy định nguồn kinh phí thực hiện số lượng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2022 như sau:
- Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí mua vắc xin theo lộ trình. Ngân sách địa phương bố trí kinh phí tổ chức triển khai tiêm chủng tại địa phương.
- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả.
Nhiệm vụ của các cơ quan, ban ngành trong việc tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030?
Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2022 quy định nhiệm vụ của các cơ quan, ban ngành trong việc tăng số lượng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030 như sau:
- Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện Lộ trình tăng Số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2022 - 2030 của Bộ Y tế theo quy định tại Điều 1.
- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí để mua vắc xin theo lộ trình tăng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể sử dụng ngân sách địa phương để mua các loại vắc xin đã được cấp phép bổ sung vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2022 - 2030 và tổ chức triển khai tiêm chủng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có khả năng cân đối ngân sách địa phương phối hợp với Bộ Y tế hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện mua vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để tiêm cho các đối tượng nguy cơ cao ngoài Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn, bảo đảm đúng quy định.
Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao sức khỏe trong nhân dân hiện nay như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 quy định nhiệm vụ và giải pháp nâng cao sức khỏe trong nhân dân như sau:
- Tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mỗi người dân; xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam. Quan tâm các điều kiện để mỗi người dân được bảo vệ, nâng cao sức khoẻ, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
- Khuyến nghị, phổ biến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho từng nhóm đối tượng, nguồn nguyên liệu, khẩu vị của người Việt. Các sản phẩm, thực phẩm đóng gói phải có đầy đủ thông tin về thành phần, năng lượng, cảnh báo về sức khoẻ trên bao bì. Triển khai các chương trình bổ sung vi chất cần thiết cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, người cao tuổi.
- Khẩn trương hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Thực hiện việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc.
- Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống và cai nghiện ma tuý. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá.
- Đổi mới căn bản giáo dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tập luyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với tập luyện ngoài nhà trường. Phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân thể. Tăng cường công tác y tế học đường.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tới sức khoẻ.
Tập trung nguồn lực xây dựng, nâng cấp các hệ thống cấp thoát nước; bảo đảm người dân được tiếp cận sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh; xử lý chất thải; khắc phục ô nhiễm các dòng sông, các cơ sở sản xuất. Tăng cường cải tạo, hạn chế san lấp hệ thống kênh rạch, hồ ao; chống lạm dụng hoá chất trong nuôi trồng.
- Phát huy hiệu quả các thiết chế, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao. Tăng cường tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh, vệ sinh; xoá bỏ các tập tục lạc hậu ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thảm hoạ, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an toàn lao động; phòng, chống tai nạn, thương tích, cháy, nổ, bệnh nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?