Triển khai thực hiện thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM?
- Triển khai thực hiện thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM đúng không?
- Mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM như thế nào?
- Thời gian thực kê khai, thu, nộp, quyết toán phí và quản lý, sử dụng kinh phí là khi nào?
Triển khai thực hiện thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM đúng không?
Ngày 18/4/2023, Hội đồng nhân dân TP. HCM ban hành Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND về mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với hoạt động đăng ký do cơ quan địa phương thực hiện) bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn TPHCM.
Theo đó, Giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
- Triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết này thống nhất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định pháp luật; đảm bảo thu đúng, thu đủ, công khai, minh bạch và kịp thời;
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của người dân trong thực hiện thu phí;
- Tiếp tục tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí để lại cho đơn vị thu đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích;
- Trường hợp chính sách Nhà nước thay đổi; số tiền phí được để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dư sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.
Cụ thể, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thu phí đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật; đảm bảo thu đúng, thu đủ, công khai, minh bạch và kịp thời.
Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của người dân trong thực hiện thu phí.
Thực hiện kiểm tra thường xuyên việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí để lại cho đơn vị thu đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
Đối tượng miễn thu phí là trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP được căn cứ theo quy định tại Quyết định 36/2021/QĐ-TTg về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
Triển khai thực hiện thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM?
Mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM như thế nào?
Mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND.
Theo đó, mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM được tính dựa trên hồ sơ hoặc theo thửa đất:
Xem toàn bộ mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại TP. HCM tại đây: tải
Thời gian thực kê khai, thu, nộp, quyết toán phí và quản lý, sử dụng kinh phí là khi nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND quy định về việc kê khai, thu, nộp, quyết toán phí và quản lý, sử dụng kinh phí như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện phải thực hiện nộp phí trong thời gian 01 ngày làm việc tính từ ngày nhận được thông báo của cơ quan đăng ký về mức phí phải nộp;
- Phí được nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho Bạc Nhà nước;
- Thời gian thực kê khai, thu, nộp, quyết toán phí và quản lý, sử dụng kinh phí là chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước;
- Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán theo năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Mặt khác, tổ chức thu phí được để lại đơn vị 85% số phí thu được để trang trải cho các hoạt động thu phí, nộp ngân sách 15%.
Việc quản lý và sử dụng số tiền phí để lại thực hiện theo quy định tại Luật Phí và Lệ phí 2015 và Nghị định 120/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?