Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thời gian tổ chức như thế nào? Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ở đâu?
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thời gian tổ chức như thế nào? Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ở đâu?
Thông tin dưới đây cung cấp: "Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thời gian tổ chức như thế nào? Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ở đâu?"
"Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ở đâu?"
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Cánh cửa hợp tác và phát triển
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 22/12 tại Sân bay Gia Lâm, Hà Nội, với mục tiêu tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng và công nghiệp quốc phòng.
"Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thời gian tổ chức như thế nào?"
Mở cửa miễn phí cho người dân tham quan
Triển lãm sẽ mở cửa đón người dân từ 9h00 ngày 21/12 đến hết ngày 22/12, hoàn toàn miễn phí. Đây là cơ hội để người dân tìm hiểu các công nghệ quốc phòng tiên tiến và chiêm ngưỡng những sản phẩm quốc phòng nổi bật từ Việt Nam và quốc tế.
Tăng cường hợp tác quốc tế và xây dựng lòng tin
Sự kiện hướng đến mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, đồng thời chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng của Việt Nam. Đây cũng là dịp để các quốc gia, doanh nghiệp quốc phòng giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác và phát triển.
Đa dạng hóa hợp tác công nghiệp quốc phòng
Triển lãm góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, bao gồm mua sắm, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ để sản xuất các trang bị kỹ thuật và hậu cần, đáp ứng yêu cầu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tìm hiểu xu hướng phát triển của vũ khí, từ đó đề xuất phương án mua sắm, cải tiến và sản xuất trong nước.
Quảng bá tiềm lực công nghiệp quốc phòng Việt Nam
Sự kiện sẽ giới thiệu năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí và trang thiết bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất, tạo cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế, đồng thời quảng bá hình ảnh đến bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước.
Các hoạt động bên lề
Giao lưu văn hóa, nghệ thuật: Các màn biểu diễn Quân nhạc của các nước ASEAN sẽ là điểm nhấn thú vị trong khuôn khổ triển lãm.
Hội thảo chuyên đề: Các hội thảo với chủ đề như “Vũ khí, trang bị công nghệ cao; thiết bị không người lái - Ứng dụng trong hoạt động quân sự hiện tại và tương lai” hay hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa Việt Nam và các đối tác như Anh, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ sẽ diễn ra song song với triển lãm.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là sự kiện giới thiệu công nghệ quốc phòng mà còn là cầu nối để mở rộng quan hệ hợp tác, phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Thông tin trên đây cung cấp: "Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thời gian tổ chức như thế nào? Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ở đâu?"
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thời gian tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về nền quốc phòng toàn dân hiện nay?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Quốc phòng 2018 có quy định về nền quốc phòng toàn dân như sau:
- Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
- Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:
+ Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;
+ Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;
+ Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;
+ Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
+ Đối ngoại quốc phòng;
+ Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;
+ Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.
Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Quốc phòng 2018 quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng hiện nay như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Theo đó, đối vối quốc phòng, công dân có những quyền và nghĩa vụ như sau:
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
- Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kê khai tài sản cố định khác của đơn vị, doanh nghiệp (ngoài nhà, đất, xe ô tô) theo Thông tư 72 của Bộ Quốc phòng ra sao?
- Gợi ý quà Noel cho bé? Noel 2024 vào thứ mấy trong tuần? Lễ Noel vào ngày bao nhiêu âm 2024?
- Mẫu Quyết định khen thưởng cán bộ công chức viên chức cuối năm? Mức tiền thưởng cán bộ công chức viên chức theo Quyết định 786?
- Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có những nội dung nào? Được áp dụng với những đối tượng nào?
- 5+ đoạn văn thể hiện cảm xúc bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ hay, chọn lọc lớp 5?