Trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định về tiền lương, lương hưu và trợ cấp theo Quyết định 918/QĐ-TTg?
Trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định về tiền lương, lương hưu và trợ cấp
Ngày 27/8/2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và Nghị quyết 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Theo đó, Quyết định 919 đã đề cập đến việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định chính sách tiền lương đối với người lao động khu vực doanh nghiệp, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan:
- Trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định sau:
(1) Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
(2) Nghị định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước;
(3) Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng;
(4) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ;
(5) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện theo các điều, khoản được giao tại 05 Nghị định nêu trên.
Trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định về tiền lương, lương hưu (Hình từ Internet)
Đã ban hành Nghị định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng, áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về mức lương tối thiểu tháng và giờ như sau:
- Vùng I: tăng 280.000 đồng, từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng;
- Vùng II: tăng 250.000 đồng, từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng;
- Vùng III: tăng 220.000 đồng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860 đồng/tháng;
- Vùng IV: tăng 200.000 đồng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu theo giờ tại vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ, vùng II từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ, vùng III từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ, vùng IV từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Ngoài ra, Nghị quyết 27 còn đặt ra mục tiêu từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đối với cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp như sau:
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Nội dung cải cách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp và điều chỉnh lương hưu, trợ cấp theo Kết luận 83
Theo Kết luận 83-KL/TW 2024 thì việc cải cách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp được thực hiện với 02 nội dung:
(1) Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng (theo tháng và theo giờ) theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng 6% so với năm 2023), áp dụng từ ngày 01/7/2024.
(2) Quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo đúng nội dung Nghị quyết 27-NQ/TW, áp dụng từ ngày 01/01/2025 để phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp.
Đối với việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024:
- Điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6/2024); đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995 nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng; điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng/tháng (tăng 35,7%), giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp; điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng (tăng 38,9%).
- Ngoài chi cho cải cách tiền lương, Bộ Chính trị thống nhất việc báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích luỹ cải cách chính sách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?